Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, thủy sản và các vi sinh vật sống trong nước. Việc lựa chọn loại thiết bị đo độ mặn và thường xuyên kiểm tra độ mặn là điều chúng ta nên thường xuyên thực hiện. Vậy làm sau để đo độ mặn? Xuân Nông mời Bà con cùng tham khảo ngay bài viết sau ạ!
1. Tại sao chúng ta cần phải đo độ mặn
Hệ thống tưới tự động - giải pháp tiết kiệm nước mùa khô
Trong ngành nông nghiệp hay lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản xác định độ mặn đất hay nước là yếu tố vô cùng quan trọng. Đối với đất trồng nông nghiệp, xác định độ mặn để lựa chọn các loại cây thích hợp, phát triển và chăm sóc cho ra nâng suất cao. Còn đối với người nuôi tôm, cá… đo độ mặn để kiểm soát chất lượng nước trong ao nuôi kịp thời. Đưa ra các biện pháp xử lí nhanh chóng, đồng thời ngừa được sự rủi ro ảnh hưởng đến thủy hải sản. Ngoài ra trong ngành công nghiệp thực phẩm người ta còn sử dụng máy đo độ mặn để đo độ mặn của nước mắm, nước tương…Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Bút đo độ mặn, trợ thủ đắc lực của Nông dân.
2. Tiêu chuẩn độ mặn trong nước
Thang đo biểu thị độ mặn của nước
Một số tiêu chí đánh giá độ mặn của nước Bà con có thể tham khảo:
- Nước ngọt: 0.01 – 0.5 ppt (các sông hồ, hồ chứa).
- Nước ngọt nhạt: 0.01 – 0.2 ppt.
- Nước ngọt lợ: 0.2 – 0.5 ppt.
- Nước lợ: 0.5 – 30 ppt (các hồ, biển nội địa, cửa sông).
- Nước lợ nhạt: 0.5 – 4 ppt.
- Nước lợ vừa: 4 – 18 ppt.
- Nước lợ mặn: 18 – 30 ppt.
- Nước mặn: trên 30 ppt.
- Nước biển: 30 – 40 ppt (Đại dương, biển, biển nội địa, vịnh vũng, cửa sông).
- Nước quá mặn: 40 – 300 ppt (một số hồ, vịnh, vũng).
Nếu nguồn nước có độ mặn cao hơn mức cho phép, bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, môi trường sinh trưởng phát triển của các loài động vật, thực vật và thủy sản.
Xem thêm: Ưu nhược điểm của các loại hệ thống tưới tự động.
3. Các cách đo độ mặn của nước thông dụng
3.1 Đo độ mặn bằng tỷ trọng kế
a) Tỷ trọng kế bằng thủy tinh
Tỷ trọng kế bằng thủy tinh
- Chỉ cần cho tỷ trọng kế vào nước cần kiểm tra, sau đó người dùng đọc kết quả đo trên vạch đo của ống.
- Nếu tỷ trọng kế càng chìm sâu trong nước thì độ mặn càng thấp và ngược lại.
- Ưu điểm: Dễ đọc kết quả, độ chính xác tương đối cao và kích thước nhỏ gọn.
- Nhược điểm: Dễ bị vỡ, giá thành tương đối cao.
b) Tỷ trọng kế cầm tay bằng nhựa
Tỷ trọng kế cầm tay bằng nhựa
- Đây là loại tỷ trọng kế phổ biến nhất được sử dụng để đo độ mặn cho các bể cá hay hồ nuôi cá nước mặn.
- Đổ đầy nước cần kiểm tra vào tỷ trọng kế và sau đó đặt nó trên một bề mặt bằng phẳng. Kim bên trong sẽ tăng lên theo độ mặn của nước. Chính chiếc kim chuyển động này đã đặt tên cho tỷ trọng kế cánh tay đòn.
- Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ kiểm tra độ mặn.
- Nhược điểm: Kích thước lớn.
3.2 Đo độ mặn bằng khúc xạ kế
Đo độ mặn bằng khúc xạ kế
- Khúc xạ kế là một công cụ chính xác để đo độ mặn. Không cần kỹ thuật, khúc xạ kế hoạt động bằng cách đo mức độ ánh sáng “uốn cong” khi nó đi qua nước.
- Khi độ mặn trong nước thay đổi, góc khúc xạ hay còn gọi là “uốn cong” cũng vậy. Khúc xạ kế có thể được sử dụng để đo bất kỳ số lượng nào và được hiệu chuẩn tùy thuộc vào những gì chúng được sản xuất.
- Để sử dụng khúc xạ kế, hãy nhỏ một vài giọt lên mặt phẳng kính rồi đặt tấm bìa trong lên trên mẫu. Hướng khúc xạ kế vào nơi có ánh sáng nhiều nhất. Nhìn qua thị kính ở phía sau để đọc số đo.
- Ưu điểm:
+ Hỗ trợ phạm vi đo rộng.
+ Không sử dụng nguồn năng lượng như pin hay điện.
+ Độ chính xác cao, độ bền và thời gian sử dụng dài.
+ Hỗ trợ bù nhiệt độ tự động và hiệu chuẩn thủ công hay tự động.
+ Cách sử dụng đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Chi phí cao hơn tỷ trọng kế.
3.3 Sử dụng bút đo độ mặn
Bút đo độ mặn
- Nếu người dùng muốn sử dụng các thiết bị điện tử thay vì cơ học hay quang học thì bút đo độ mặn là thiết bị Bà con nên lựa chọn.
- Bút đo có kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng, phạm vi độ mặn cao và hiển thị kết quả trên màn hình LCD.
- Phạm vi đo độ mặn 0-100‰ (ppt).
- Cơ chế bù nhiệt độ tự động (ATC).
- Có khả năng chống thấm nước, chế độ tiết kkiệm pin tự động,
- Đây là cách đo độ mặn của nước thường sử dụng để kiểm tra nhanh cho các ao, hồ nuôi thủy sản hay các bể cá nước mặn.
- Ưu điểm:
+ Đo độ mặn với độ chính xác cao, thời gian đo nhanh.
+ Hỗ trợ nhiều đơn vị đo.
- Nhược điểm:
+ Mức giá tương đối cao hơn phương pháp đo trên.
Xem thêm: Dụng cụ nông nghiệp, Bút đo độ mặn, Bút đo pH đất, Bút đo pH nước, Vật tư lắp đặt hệ thống tưới.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)