1. Dạng thuốc
Thuốc có 2 dạng chủ yếu: dạng bột và dạng nước. Chúng ta pha thuốc dựa vào nguyên tắc duy nhất đó " thuốc bột pha trước, thuốc nước pha sau".
Đối với dạng bột thường có 2 dạng chủ yếu là dạng hạt nhỏ (WG) và dạng bột mịn(WP). Trong trường hợp này ta nếu là dạng bột mịn thì pha trước còn dạng hạt nhỏ thì pha sau.
Đối với dạng nước sẽ có 2 dạng chủ yếu nước là dạng nhũ tương hay còn gọi là dạng sữa(SC) và dạng nhũ dầu (EC). Trong 2 loại này thì chúng ta pha dạng nhũ tương (SC) trước và pha dạng nhũ dầu sau (EC).
Cứ như vậy, trong trường hợp chúng ta sử dụng kết hợp các dạng thuốc thì pha theo nguyên tắc trên. Nếu sử dụng chúng các dạng thuốc thì nên pha riêng từng loại trước rồi sau đó cho vào bình phun, trong bình phải có nước sẵn khoảng nửa bình nước để các loại thuốc được giải phóng phân tử thuốc hoàn toàn và khi phun sẽ không nghẹt béc phun cũng như sẽ phát huy tối đa tác dụng của thuốc.
2. Đối tượng sâu bệnh
- Thuốc trị sâu, rầy, nhện: nếu chúng ta sử dụng 3 loại thuốc để phòng trị 3 đối tượng này trong cùng 1 lần phun thì pha mỗi loại riêng rẻ, cho vào bình phun và phun bình thường, không nên giảm liều, vì đây là những loại thuốc đặc trị trên những đối tượng khác nhau nên việc giảm liều sẽ giảm tác dụng của thuốc.
- Thuốc trị bệnh do Nấm - Vi khuẩn: trường hợp này tương tự trường hợp trên, cũng sẽ không giảm liều.
Dựa theo cơ chế tác động của thuốc
Ví dụ chúng ta sử dụng 2 loại thuốc có 2 cơ chế tác động khác nhau để phòng trị cùng một đối tượng sâu hoặc bệnh hại thì ta có thể giảm liều, nguyên tắc giảm liều là giảm liều một trong hai loại hoặc giảm cả hai tuy theo ý của mình và chỉ giảm tối đa 50% liều lượng khuyến cáo. Lưu ý chỉ giảm khi 2 loại thuốc sử dụng cho cùng một đối tượng và phải có 2 cơ chế tác động khác nhau như một loại tiếp xúc, một loại vị độc hoặc xông hơi,...
3. Đối tượng sử dụng khác
Nông dân thường sử dụng các loại thuốc trên các đối tượng dịch hại khác nhau, đây là thói quen phổ biến của nông dân ở ác vùng miền, việc này giúp đỡ tốn công lao động, việc phối trộn như thế rất bình thường và không ảnh hưởng gì cả, dưới đây là một vài sự kết hợp các nhóm thuốc được cho phép trộn chung một bình phun:
- Thuốc sâu + thuốc bệnh
- Thuốc sâu + phân bón lá
- Thuốc sâu + chất điều hoà sinh trưởng
- Thuốc cỏ + thuốc sâu
- Thuốc cỏ + phân bón gốc (Ure)
4. Những loại thuốc kỵ nhau
Bên cạnh những nhóm thuốc có thể phối trộn với nhau trong cùng một bình phun, có những loại thuốc kỵ nhau tuyệt đối không được trộn chung với nhau:
Thuốc bệnh ----- Phân bón lá, thuốc điều hoà sinh trưởng, nấm vi sinh
Một vài trường hợp dưới đây được phép cộng với nhau khi sử dụng trong trường hợp phòng bệnh
Thuốc bệnh + Phân bón lá, amino axit, thuốc điều hoà sinh trưởng và NPK. Trường hợp này thường sử dụng sau khi chúng ta cắt cành, bôi thuốc bệnh lên thì ta có thể phun những loại còn lại để dưỡng cây.
Một vài gốc thuốc hoá học dưới đây tuyệt đối không được pha chung với nhau:
Carbamate kim loại (propineb, mancozeb, fossetyl aluminium, zineb,ziram) không cộng với kháng sinh như Streptomycin, Kasugamycin, Ningnanmycin, Validamycin,...
Thuốc gốc Đồng (Copper) không cộng với Fosetyl aluminium, gốc lưu huỳnh (Sulfur), phân bón lá, kháng sinh.
Pha thử
Lấy mỗi loại một ít cho vào nước trong dụng cụ nhỏ như cái cốc, khuấy đều để khoảng 5 phút, không thấy các trường hợp sau là có thể phối trộn được:
- Kết tủa (đóng cục), tách lớp
- Đóng vàng trên bề mặt
- Sủi bọt, bốc khói, sinh nhiệt
Cuối cùng, bà con nông dân nên tuân thủ nguyên tắc 4 ĐÚNG
- Loại: Sản phẩm/đối tượng
- Lượng: Khuyến cáo, không tăng liều, đủ nước
- Lúc: Sớm, thời điểm sâu nhỏ, bệnh mới chớm
- Cách: Ướt, đều, trời mát, tiếp xúc đối tượng
Xem thêm
THÔNG TIN LIÊN HỆ
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ.
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (zalo).