Mùa mưa đến, ảnh hưởng ít nhiều đến việc trồng trọt của bà con nông dân. Cùng Xuân Nông tham khảo 1 số cách để có mùa vụ bội thu.
1. Chọn giống :
- Lựa chọn hạt giống chất lượng là yếu tố hàng đầu để có vụ mùa tốt.
- Hạt giống phải có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng từ những cơ sở cung cấp giống có uy tín.
- Do mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp cũng sẽ kém hơn mùa nắng, do đó bà con nên chọn trồng các loại rau lá có thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch, tán lá nhỏ như: cải xanh, cải thìa, cải ngọt, bí đỏ, bí xanh và các loại rau thơm.
- Trước khi gieo nên ngâm ủ hạt giống trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh – khoảng 45 – 50 độ C) trong khoảng 5 – 6 giờ.
- Nên ươm cây giống trước khi đưa ra trồng. Khi rau lên 2 – 3 lá thật, rễ phát triển ổn định thì đem trồng ra trồng.
2. Chuẩn bị :
- Nếu trồng trong chậu nên chọn lựa các chậu có lỗ thoát nước tốt và đất trồng phải tươi xốp thoát nước tốt, giàu mùn, độ thông thoáng cao và dinh dưỡng đầy đủ. tránh ứ động nước gây ngập úng dẫn đến chết cây.
Xem thêm: Đất sạch trồng rau
- Nếu trồng trong vườn chú ý lên luống cao, tránh ngập nước tùy vào từng loại rau mà lên luống cao hay thấp như: cải xanh – cải ngọt phải lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 80 – 100 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm; súp lơ vàng lên luống cao 15 – 20 cm, rộng 100 – 120 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm,.... Đối với một số loại cây trồng như cà chua, dưa leo, khổ qua,… cần phải làm giàn.
Xuân Nông đang có chương trình khuyến mãi mua 2 bao đât sạch tặng 1 bao
- Đối với ruộng thấp, trước hết phải làm đất, lên luống, lên liếp cao ráo, chiều ngang mặt liếp trồng rau rộng hơn, có mương rãnh thoát nước tốt, nhất là nền đất không được xới cho tơi xốp như mùa nắng để tránh đất hút nhiều nước gây ngập úng. Trong quá trình làm đất, cần kết hợp bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học, bón vôi và tăng lượng phân lân cho đất nhằm khử chua, tăng độ phì và giữ ẩm cho đất.Để giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa cũng như tiết kiệm phân bón, thuốc trừ sâu, hạn chế cỏ dại… Bà con nên sử dụng màng phủ nông nghiệp, hoặc có thể dùng rơm rạ để phủ lên luống.
Xem thêm : Màng phủ nông nghiệp
3. Chăm sóc:
Kỹ thuật bón phân
Bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật, bón theo phương pháp 4 đúng, tăng cường bón nhiều phân hữu cơ (đã ủ hoai) để tạo độ tơi xốp và nên phủ bạt để hạn chế cỏ dại tránh bị rửa trôi dinh dưỡng..trong quá trình bón phân xới nhẹ lớp đất mặt để cày vùi phân vào đất. Hạn chế bổ sung phân bón có hàm lượng đạm cao vì rau thừa đạm sẽ dễ gặp tình trạng đổ ngã và bị sâu bệnh tấn công. Nếu đất chua (thường có pH từ 3,5 – 6,5) có thể bón thêm vôi (thêm 5 – 10 kg vôi/sào).
Kỹ thuật cắt tỉa, làm giàn
- Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu; bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã.
- Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu.
- Cần phải làm cỏ thường xuyên để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây trồng đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (zalo)