GIÁ MÍT THÁI VÀ MÍT RUỘT ĐỎ HÔM NAY NGÀY 11/09/2024
Dưới đây là giá mít thái được cập nhật mới nhất
Giá mít thái trong 1-2 ngày nay có chiều hướng tăng nhẹ, thay đổi quy cách lấy nhẹ hơn khoảng 8kg/trái đối với hàng loại 1
Tại khu vực miền Tây:
- Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang: Kem lớn giá 38000đ-39,000đ/kg, kem nhì giá 21,0000đ/kg, kem ba giá 7,000đ/kg, hàng rớt lớn giá từ 28,000đ/kg, mít chợ giá từ 4,000đ-5,000đ/kg
- Đồng Tháp, An Giang, Long An: Kem lớn giá 39,000đ-40,000đ/kg, kem nhì giá 22,000đ/kg, kem ba giá 8,000đ, hàng rớt lớn giá 29,000đ/kg, mít chợ giá 4,000đ -5,000đ/kg
- Tiền Giang: Kem lớn giá 40,000đ-41,000đ/kg, kem nhì giá 23,000đ/kg, kem ba giá 9,000đ, hàng rớt lớn giá 30,000đ/kg, mít chợ giá 5,000đ/kg
Tại khu vực miền Đông
-Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu: kem lớn giá 28,000đ/kg, kem nhì giá 16,000đ/kg, kem ba giá 6,000đ/kg, mít chợ giá 3,000đ/kg
-Tây Nguyên :kem lớn giá 26,000đ/kg, kem nhì giá 15,000đ/kg,kem ba giá 5,000đ/kg ,mít chợ giá 3,000đ/kg
Dưới đây là giá mít ruột đỏ được cập nhật mới nhất
Giá mít ruột đỏ trong 1-2 ngày nay đang được duy trì ổn định ở mức cao
Tại khu vực miền Tây
- Mít loại 1: 60,000đ/kg
- Mít loại 2: 49,000đ-50,000đ/kg
- Mít loại 3: 32,000đ/kg
- Mít chợ lớn: 19,000đ-20,000đ/kg
- Mít chợ nhỏ: 11,000đ-12,000đ/kg
-Mít xơ yếu, nứt:4,000-5,000đ/kg
Khu vực miền Đông thấp hơn miền Tây
- Mít loại 1: 55,000đ-56,000đ/kg
- Mít loại 2: 45,000đ-46,000đ/kg
- Mít loại 3: 28,000đ-30,000đ/kg
- Mít chợ lớn: 15,000đ-16,000đ/kg
- Mít chợ nhỏ: 9,000đ-10,000đ/kg
- Mít xơ yếu, nứt: 4,000đ-5,000đ/kg
CÁC LOẠI SÂU BỆNH TRÊN CÂY MÍT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Mít là loại cây ăn quả lâu năm đặc biệt rất dễ trồng và dễ chăm sóc, nhưng mít cũng giống như những loại cây ăn quả khác, nếu không biết cách chăm sóc và phòng trừ bệnh thì mít rất dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh.
I. Cách nhận biết các loại sâu bệnh thường gặp trên cây mít
1. Bệnh thối nhũn: Dấu hiệu nhận biết là trên phần thân gốc xuất hiện nhiều hạch nấm dày đặt trên bề mặt với kích thước to nhỏ khác nhau, bệnh do các chủng nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây ra, phát triển và lây lan rât nhanh, thường xuất hiện ở những vườn ươm có độ ẩm cao và rậm rạp. Nếu để lâu phần gốc sẽ bị teo dần, lá thì có chỗ xanh tươi, cũng có chỗ bị rục nhũn
2. Bệnh thối gốc chảy nhựa: Dấu hiệu nhận biết ở ở gốc cây xuất hiện nhiều vết loét, có dịch chảy ra, vỏ ở phần gốc bị thối từng mảng, bề mặt ẩm ướt và thâm đen, lá chuyển sang màu vàng và rụng dần, bệnh do nấm Phytopthora gây ra, chủ yếu xuất hiện trong mùa mưa hay những vườn mít ẩm ướt, trồng cây quá dày, lá cây và cỏ chất đống xung quanh làm cho vùng gốc luôn có độ ẩm cao
3. Sâu đục thân, đục cành: Trên trái non và lá non xuất hiện những ổ trứng, trứng nở thành sâu rồi đục vào thân và cành, những nơi bị sâu đục xuất hiện những vết màu nâu đậm
4. Ruồi và sâu đục trái: Ở phần quả xuất hiện những đốm nâu to nhỏ khác nhau và có nhựa chảy ra.
5. Rầy, rệp: Có thể xuất hiện trên nhiều bộ phận khác nhau trên cây mít, đặc biệt là ở phần lá, chúng hút nhựa trên lá non, đọt non làm lá và đọt bị quăn queo, cây chậm lớn, trái bị dị hình
II. Cách phòng bệnh
- Giữ vườn trồng luôn được thông thoáng, không nên để tán cây quá dày và rậm rạp, cắt tỉa thường xuyên.
- Trồng mít ở khu vực cao ráo, khả năng thoát nước tốt. Không để nước bị ứ đọng, ngập úng sau mỗi lần tưới tiêu.
- Thường xuyên dọn dẹp, làm sạch cỏ xung quanh
- Tăng cường các biện pháp sinh học như dùng thuốc diệt nấm, hóa chất diệt sâu bọ, rầy rệp,…
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trên cây mít vào mùa cao điểm của dịch bệnh.
- Thăm nom, chăm sóc vườn trồng thường xuyên.Ngay khi phát hiện dấu hiệu các loại bệnh trên cây mít thì cần xử lý nhanh. Có thể vừa tránh sự lây lan sang các cây khác, vừa không để tình trạng thêm nặng, khiến cây khó điều trị và chết.
- Sử dụng túi lưới bao mít để ngăn ngừa sâu bệnh và các loại côn trùng gây hại chích hút vào trái.