Xoài là một loại cây ăn trái nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, cây xoài được trồng tập trung tại huyện Cái Bè với khoảng hơn 1.000 hecta, sản lượng hàng năm khoảng 15.000 tấn. Xoài cát Hòa Lộc có nhiều dịch hại làm giảm năng suất và phẩm chất trái nhưng ruồi đục trái là dịch hại quan trọng, là đối tượng kiểm dịch khi xuất khẩu. Để quản lý ruồi đục trái giai đọan trước khi thu hoạch, ngoài các biện pháp canh tác như vệ sinh vườn, chất dẫn dụ, bao trái thì biện pháp hóa học cũng được áp dụng để trừ ruồi khi mật số ruồi quá cao.
Ruồi đục quả xoài (Bactrocera dorsalis Hendel)
Trưởng thành dài 7-9 mm, nhìn nhỏ hơn con ruồi nhà một chút, màu vàng, giữa phần ngực và vụng có eo thắt, lưng ngực màu vàng nâu, có 3 vạch màng vàng sáng, tạo thành hình chữ U. Phần bụng tròn, ở con cái có ống đẻ trứng khá dài, nhìn bề ngoài chúng có vẻ giống con ong hơn là con ruồi nhà, cánh trong suốt, mép cánh có sọc đen, lưng bụng có sọc đen, chân màu vàng.Trứng rất nhỏ, dài 1mm,màu trắng ngà, sắp nở có màu vàng nhạt. Ấu trùng thuộc dạng dòi không chân, màu trắng khi mới nở và màu vàng rơm khi đẫy sức hình ống dài, phần cuối thân phình to, có nhiều đốt, màu trắng ngà hoặc hơi hồng, và không có chân. Nhộng dài 5-7 mm. Mới hóa nhộng có màu vàng nâu, sắp hóa trưởng thành có màu nâu đỏ.
Ruồi đục quả thường xuất hiện vào lúc trời mát, hoặc những ngày mát mẻ. Ruồi vàng có khứu giác rất phát triển, chúng phát được trái chín từ khá xa để bay đến. Con cái có chất dẫn dụ giới tính khá mạnh, nên có khả năng thu hút được con đực từ rất xa.Con cái dùng râu để chọn những trái xoài sắp chín rồi dùng ống đẻ trứng chích vỏ trái đẻ trứng vào lớp dưới vỏ trái. Sau khi nở, dòi đục ăn phần thịt quả, càng lớn dòi càng đục sâu vào giữa quả làm phần bị hại thối rữa và loang dần ra xung quanh, có thể bắt gặp nhiều con dòi sinh sống và gây hại trong cùng một quả. Khi đẫy sức dòi chui ra ngoài rồi cong mình bật văng rơi xuống đất để hoá nhộng trong đất.Nhộng nằm trong kén đất không thấm nước. Sau khi vũ hoá con trưởng thành (ruồi) chui lên khỏi mặt đất, bay đi bắt cặp tạo thế hệ mới. Ruồi đục quả thường gây hại từ khi quả già sắp chín trở đi. Ngoài gây hại trên xoài Ruồi đục quả còn gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác như ổi, đu đủ, táo ta, mận hậu vv...
Biện pháp phòng trị
Các loài sâu đục quả xoài rất khó phòng trừ bằng biện pháp đơn lẻ do trưởng thành có khả năng bay, di chuyển rất nhanh. Vì vậy cần phải sử dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phòng trừ chúng, bao gồm:
- Sử dụng biện pháp tỉa cành, tạo tán làm cho vườn thông thoáng. Ngay sau khi thu hoạch xoài (tháng 7 – tháng 8) tiến hành tỉa cành như sau:
+ Tỉa cành lá gần mặt đất;
+ Tỉa cành tăm, cành bị sâu, bệnh hại;
+ Tỉa cành mọc ngược trong tán hoặc cành vượt;
- Bón phân cân đối, tăng sức chống chịu với sâu hại:
+ Sau khi thu hoạch quả, bón mỗi cây 15-20 kg phân chuồng, 2 kg N: P: K (22: 5:10), 1 kg vôi bột;
+ Trước lúc ra hoa, khi đợt lộc thứ 2 chuyển màu xanh nõn chuối bón thêm 1 kg N: P: K (22: 5:10);
+ Khi mới đậu quả (quả dạng trứng cá) phun thêm phân bón lá.
Cách bón phân: đào hố theo hình chiếu tán sâu 30 cm rộng 30 cm. rải phân xuống hố và lấp đất.
+ Dùng bẫy Pheromol như Metyl Eugenol thu hút và tiêu diệt trưởng thành đực của ruồi đục quả hoặc dùng bẫy Protein hấp dẫn và tiêu diệt trưởng thành cái của ruồi đục quả. Chú ý đặt bẫy trên diện rộng để thu hút ruồi, không nên đặt bẫy trên diện hẹp vì điều đó hấp dẫn ruồi nơi khác đến gây hại.
+ Nên treo bẫy lên cây nơi râm mát (tránh ánh nắng chiếu trực tiếp), thoáng gió, treo cách mặt đất khoảng 1 – 2 m. Mỗi ha đặt 30 – 60 bẫy. Sau vài ngày nên thay bẫy một lần để nhặt ruồi chết và thay bã mới. Nên bắt đầu đặt bẫy khi cây vừa cho trái nhất là khi trái chín. Để diệt ruồi có hiệu quả cần đặt nhiều bẫy trên diện rộng, làm đồng loạt và liên tục.
Xem thêm: thuốc dẫn dụ ruồi vàng của Xuân Nông
THÔNG TIN LIÊN HỆ
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ.
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (zalo).