Thiết kế vườn rau trên sân thượng phù hợp với mọi không gian
Thông thường để xây dựng và thiết kế ra một vườn rau không phải là điều đơn giản với một người mới bắt đầu, để có đủ kiến thức cũng như nắm rõ về các cây trồng là một điều cũng tương đối khó khăn. Để giúp bà con nông dân nắm rõ hơn cũng như có thêm ý tưởng và xem các mô hình đẹp hiện nay. Xuân Nông mời bà con tham khảo thêm bài viết này!!
1. Lợi ích của việc thiết kế vườn rau trên sân thượng :
- Như chúng ta đã thấy thì việc có 1 vườn rau sạch tại nhà thì việc đầu tiên nó mang lại là cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho cả gia đình, tạo nên các bữa ăn chất lượng , đảm bảo dinh dưỡng và an toàn.
- Thứ hai với một vườn rau sân thượng tại nhà là nơi giúp điều hòa không khí cho cả ngôi nhà, đặc biệt là không gian sân thượng. Vào mùa hè, sân thượng là nơi có nhiệt độ cao, do đó mà nó sẽ hấp thụ hơi nóng và tỏa xuống từ trần nhà khiến cả ngôi nhà nóng nực. Chính vì thế mà việc thiết kế vườn trên sân thượng sẽ tạo nên một lớp “bảo vệ” ngay trên nhà, từ đó giúp điều hòa độ ẩm khiến căn nhà trở nên mát mẻ hơn.
- Việc trồng rau sân thượng sẽ giúp bạn tận dụng được các vật dụng cũng như là các thực phẩm thừa. Bạn có thể tận dụng các chậu, thau, chai, ly,... để trồng rau và có thể sử dụng các nguồn thực phẩm thừa để bón phân cho cây.
- Với khu vườn trên sân thượng thì bạn hoàn toàn có thể sắp xếp những chỗ ngồi và biến nó thành một không gian thư giãn hoặc cũng có thể là phòng đọc sách với tràn ngập màu xanh. Nó cũng có thể là một không gian thú vị cho trẻ em và giúp chúng học hỏi được nhiều điều hữu ích từ cuộc sống.
2. Cách để thiết kế vườn rau trên sân thượng :
a. Lựa chọn các hat giống dễ trồng:
Khi chúng ta mới bắt đầu trồng chưa có quá nhiều kinh nghiệm vì thế chỉ nên lựa những hạt giống đơn giản dễ nảy mầm và không cần chăm sóc nhiều. Top 1 để mọi người lựa chọn là các giống cải: xà lách, bẹ xanh, cải ngọt,... là các loại giống rất dễ trồng không cần chăm sóc quá kỹ cũng sẽ sinh trưởng rất tốt. Thêm nữa, rau muống, mồng tơi, các loại rau gia vị cũng lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh đó cũng có thể chọn các giống rau ăn trái như cà chua, dưa leo, hay các loại đậu (cove,đậu đũa,..)
b . Chọn đất trồng rau:
Đất trồng rau cần tơi xốp, thoát nước tốt và ít mầm bệnh
Để chuẩn bị đất trồng ngoài việc vườn đã có sẳn đất chúng ta chỉ cần xử lý đất (xới cho đất tơi xốp) và mua thêm một số phân bón hữu cơ phối trộn để gieo hạt. Còn đối với trồng rau trong khay, trong thùng xốp thì có thể mua đất sạch tại các cửa hàng.
Lưu ý: sau mỗi vụ rau chúng ta nên có các biện pháp cải tạo đất để vụ trồng sau vẫn cho năng suất tốt. Tham khảo thêm các biện pháp cải tạo đất tại
c. Chuẩn bị một số dụng cụ :
Các chậu trồng, khay trồng, thùng xốp,...
Một số dụng cụ: bình tưới, bình phun sương, cuốc, xẻng, dao làm cỏ,...
Một số phân bón, thuốc sinh học,...
d. Tiến hành trồng:
Gieo hạt giống:
Làm ướt đất trồng sau đó, rải hạt rau lên khay ươm, phủ một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt vừa gieo. Để khay hạt tại nơi thoáng mát, tưới nước 2-3 lần/ngày. Tiếp theo, khi hạt bắt đầu lên lá thì đưa cây ra khu vực có nhiều ánh sáng, ánh nắng tránh nước mưa trực tiếp để cây sinh trưởng. (Đối với các hạt giống lớn cần ngâm ủ trước khi gieo)
Cách chăm sóc:
Tưới nước : Mùa nắng gắt thì phải tưới 2 lần/ ngày, trường hợp rau còn nhỏ hay khi vừa mới trồng sang chậu thì cần che bớt ánh nắng gắt lúc giữa trưa giúp rau không bị héo lá. Khi mưa bão kéo dài, nên có biện pháp che không cho nước mưa rơi trực tiếp xuống chậu rau vì dễ gây dập lá và hạn chế tưới nước.
Bón phân: khi mới bắt đầu trồng rau tại nhà việc lựa chọn phân bón là việc khó khăn nhất vì chưa có kinh nghiệm và thị trường hiện nay có rất nhiều loại khiến cho các bạn lo lắng không biết chọn loại nào. Để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của môi trường cũng như sức khỏe bạn nên chọn phân hữu cơ. Loại phân bón này được sử dụng để tăng thêm độ màu mỡ và tơi xốp cho đất,giúp cho đất có thêm chất hữu cơ, chất mùn và các thành phần dinh dưỡng khác. Khác với phân bón hóa học thì phân bón hữu cơ rất an toàn cho môi trường và con người. Thế nên, Xuân Nông chúng tôi đưa ra các dạng phân hữu cơ dễ sử dụng cho những người mới bắt đầu. Vừa an toàn cho đất vừa hiệu quả cho cây như: phân xunomix, phân bò, phân trùn quế,... Có kèm hướng dẫn sử dụng rất tiện lợi.
Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh là vấn đề thường xuyên gặp phải khi trồng rau tại nhà, nhất là đối với người mới bắt đầu.Trước khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hãy sử dụng những biện pháp khác như bắt sâu hay chế tạo thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi, ớt hay gừng… để khắc phục.
Vườn rau đẹp trên sân thượng (Nguồn: sưu tầm tại VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat)
Đam mê làm vườn chị chủ spa chi trăm triệu để xây dựng vườn rau nhà phố.
Với đam mê với trồng rau, làm vườn, nên khi sửa sang lại spa của mình mới đây, Chị Nguyễn Thương ở quận Nam Từ Liêm, 28 tuổi, quyết định cải tạo sân thượng để làm một khu vườn với phương châm vừa hiện đại vừa đẹp lại còn sạch và an toàn.
Chị Nguyễn Thương khiến bạn bè, người thân ngạc nhiên khi đầu tư hàng trăm triệu đồng vào hệ thống chậu trồng cây, nhà màng, máy xử lý nước loại bỏ kim loại nặng... để làm vườn sân thượng.
Chị chia sẻ. "Mình tham khảo kinh nghiệm làm vườn của nhiều người, cuối cùng chọn một hệ thống chậu màu trắng chứa được nhiều đất, tối ưu được diện tích trồng. Ưu điểm nhất là các chậu này là có thể lọc bỏ nước tưới cây dẫn về một đầu xả, không thải ra vườn, nên không ảnh hưởng đến trần".
Sân thượng rộng 50 m2, trong đó diện tích trồng cây khoảng 30 m2, nằm trên tầng 7. Vườn sử dụng bốn loại chậu để phục vụ các loại cây trồng khác nhau.
Đầu tiên là chậu cố định, chứa được rất nhiều đất. Thương dùng nó trồng các loại rau nước như cải xoong, rau cần, rau muống, cho đến các loại cải, súp lơ, xà lách. Thứ hai là loại chậu ghép, thường đặt chạy dài theo các góc vườn, kích thước dài bao nhiêu tùy ý. Ở đây, gia chủ hay trồng các loại cà chua, đỗ, dưa chuột...
Loại chậu cố định hình tròn này có thể di chuyển khắp nơi, rất thích hợp trồng su hào, bắp cải. Ngoài ra, Thương còn có loại chậu kẹp ban công, hiện trồng dâu tây. Chi phí cho hệ thống chậu, giá đỡ, đất trồng trộn sẵn, cùng hệ thống tưới, quạt đối lưu, đèn năng lượng mặt trời là hơn 100 triệu đồng.
Chị làm nhà màng giúp ngăn chặn ảnh hưởng thời tiết, sâu bệnh và lọc bụi. Hệ thống lọc nước đầu nguồn, nhằm loại bỏ kim loại nặng, cũng như các loại tạp chất không ảnh hưởng đến rau. Bởi vì chị quan niệm, không phải cứ tự tay trồng là có rau sạch, mà cần kiểm soát cả phân, đất, nước, không khí.
"Vợ chồng chị đều rất thích ăn rau sống nên chỉ tự trồng sẽ yên tâm. Hơn nữa, động lực lớn nhất cho anh chị làm vườn là những gì tốt nhất cho con cái “chúng mình vốn khó khăn đường con cái, chỉ muốn những gì tốt nhất cho con” chị chia sẽ.
Chị Thương làm rất kỹ khâu chọn giống để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cao, năng suất và hạn chế được sâu bệnh. Vườn thường trồng các loại rau dòng F1 như cải keo, cải wasabi, củ cải Hàn Quốc, các loại đậu đỗ, dưa leo.
Diện tích vườn không lớn vẫn cung cấp lượng rau nhiều gấp đôi khả năng tiêu thụ của gia đình. Chị Thương thường trồng các loại rau ăn lá, gieo cấy khi cây đã cao 5-10 cm. Khi cây già sẽ trồng xen vào các cây con. Dưới các chậu đậu, dưa, luôn trồng xen các rau ưa râm mát như húng, mùi... Những lúc dư rau, Thương luôn hái cho người thân và khách hàng.
"Từ ngày trồng được rau sạch, mình thấy chẳng có món quà nào thiết thực và hạnh phúc hơn là tặng rau này cho mọi người', cô nói.
Xuất thân là con nông dân, cô gái quê Tuyên Quang không quản ngại các công việc làm vườn chân tay lấm đất. Vốn có sẵn kinh nghiệm, nay lại có thêm các dịch vụ hỗ trợ làm vườn, nên công cuộc làm "nông dân sân thượng" của cô khá suôn sẻ.
Tham khảo thêm nhiều bài viết : Tại sao nên trồng hoa trong nhà lưới ???,Những lưu ý khi tưới cây mùa nắng nóng
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)