Thiết kế sân vườn kiểu nhật

logo xuannong

Thiết kế sân vườn kiểu nhật

 

THIT K SÂN VƯỜN KIU NHT

 vuon-kieu-nhat14

 

      Nếu bạn là một người thích sự đơn giản, yêu nét đẹp tự nhiên với không gian tĩnh lặng an nhiên tự tại giữa đất trời. Thì thiết kế sân vườn kiểu Nhật là lựa chọn lý tưởng nhất dành cho bạn. Với lối kiến trúc đậm chất Á Đông, phong cách này mang lại cho gia chủ một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ. Tuy sâu sắc mà gần gũi, vốn rất nhẹ nhàng nhưng cực kỳ ấn tượng và cuốn hút.

 

Thiết kế sân vườn kiểu Nhật là gì?

 


 

 

 

Sân vườn kiểu Nhật được lấy ý tưởng từ những khu rừng rải sỏi và bãi đá thiên nhiên. Các kiến trúc sư đã thiết kế nên các mẫu sân vườn, vừa mang nét cổ điển lại không kém phần hiện đại.

 

Lịch sử hình thành

 vuon-kieu-nhat7.jpgvuon-kieu-nhat1.jpg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Theo ghi chép của Nihon Shoki, sân vườn đầu tiên mang phong cách Nhật được hình thành dưới triều Nhật hoàng Suiko (592-626). Khu vườn này thuộc quyền sở hữu của tể tướng Sagano Umako. Với lối thiết kế bên trong sân nhà bao gồm: Một hòn đảo nhỏ được bao quanh bởi hồ nước, đá xếp theo một trật tự nhất định, mang nét thẩm mỹ riêng và hoa dại được dùng để trang trí cho sân vườn thêm màu sắc. 

 

Đến cuối thế kỷ 19, khi tác phẩm Landscape Gardening in Japan của tác giả Josiah Conder được xuất bản, Sân vườn mang phong cách Nhật, đã lan tỏa khắp thế giới và gây ảnh hưởng mạnh mẽ. 

 

Sân vườn Nhật ngày nay  

   

vuon-kieu-nhat13

 

 

     

      Sân vườn Nhật ngày nay

 

 

 

         Qua thời gian, dưới sự chắc lọc và giao lưu văn hóa giữa các nước Á Đông. Thiết kế vườn kiểu Nhật dần được thay “áo mới”, ngày càng tinh tế và độc đáo hơn. Các đường nét uyển chuyển của phương Đông vẫn được giữ nguyên, kết hợp thêm nhiều yếu tố phá cách, mới lạ để làm tăng thêm sức cuốn hút.

 

Một thiên nhiên thu nhỏ trong sân vườn Nhật Bản, là điểm nhấn ấn tượng trong phong cách thiết kế này. Bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào chốn thiền định, rất tĩnh lặng và bình yên với không gian lắng đọng lạ kỳ. Tính Thiền ở đây được thể hiện bằng “Loại hình điêu khắc trên mặt đất”.

 

Ngày nay, phong cách thiết kế sân vườn này rất được ưa chuộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Nét đẹp giản dị nhưng trầm lắng, hòa quyện vào thiên nhiên vạn vật, chính là trọng tâm để kiến tạo sân vườn. 

 

Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, hoa lá cỏ cây trở nên hài hòa và dung dị. Chúng hợp thành một chỉnh thể thống nhất, để cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau, không phô trương mà rất mộc mạc tự nhiên.

 

Ý nghĩa thiết kế sân vườn Nhật

vuon-nhat-ban1

 

          Ý nghĩa thiết kế sân vườn Nhật


 

          Thiết kế sân vườn kiểu Nhật thu hút người xem bởi ý nghĩa ẩn chứa bên trong. Quang cảnh tuy nhìn không có vẻ gì là đặc sắc, nhưng chỉ cần quan sát kỹ, bạn sẽ thấy chúng tinh tế đến bất ngờ. Chẳng hạn như: 

 

·         Đá trong thiết kế này mang ý nghĩa là sự trường tồn, vĩnh cửu. Nếu xếp chúng thành nhóm ba, năm, bảy hoặc chín, thì theo triết lý của Phật giáo sẽ mang lại điềm may. 

 

·         Việc lựa chọn và sắp xếp các chi tiết trong sân vườn phải theo một nguyên tắc nhất định. Chính điều này đã tạo nên sự tinh tế, cân bằng và tĩnh lặng.

 

·         Thiết kế lối đi theo nhiều hướng rẽ, có điểm dừng chân, có nơi bắt đầu và kết thúc. Tất cả là tượng trưng cho từng giai đoạn của cuộc đời. 

 

·         Theo truyền thống Nhật Bản, để xua đuổi tà ma thì cây cầu phải ngoằn ngoèo, uốn lượn. Và đây chính là ý nghĩa thật của những chiếc cầu trong khu vườn, mà ít ai ngẫm nghĩ ra được.

 

·         Riêng về ý nghĩa của các loại cây được sử dụng phổ biến trong sân vườn Nhật. Mỗi loại sẽ mang một ý nghĩa riêng. 

 

·         Cây thông là loại cây mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ.

 

·         Hoa anh đào thuộc loài hoa đẹp, là biểu tượng của Nhật Bản. Hoa sẽ nở vào mùa xuân cho cuộc sống ấm êm và hạnh phúc.

 

·         Cây phong được tôn kính ở Nhật. Trong đó, Phong lá đỏ được ưa chuộng nhất tại đất nước mặt trời mọc này.

 

·         Tre được thiết kế làm rào, cổng hay các vật dụng trang trí trong sân vườn. Tre có thân dẻo dai, luôn đứng vững dù thời tiết khắc nghiệt. Ý nghĩa sâu xa của loài tre này, là đủ khả năng vượt qua những mọi sóng gió của cuộc đời.

 

vuon-kieu-nhat9

 

             Tiểu cảnh sân vườn kiểu Nhật

 

 

             Đến với thiết kế sân vườn kiểu Nhật, bạn sẽ có cảm giác tĩnh tâm hoàn toàn, khơi dậy nguồn tư duy thâm thúy, để nhìn nhận về giá trị thực của cuộc sống. Và đây chính là điểm khác biệt, mà không có bất kỳ phong cách thiết kế sân vườn nào đạt được.

 

“Càng ngắm càng say” quả là rất đúng với phong cách này. Hay trên từng chi tiết tiểu cảnh, bí ẩn như chính tâm hồn con người. Chính điều này, làm bạn không thể rời đi, mà gợi lên sự tò mò và muốn khám phá ngay.

 

Nét đặc trưng lớn nhất và cũng chính là ý nghĩa bao trùm phong cách thiết kế sân vườn kiểu Nhật, chính là tính “Thiền”. Tính Thiền được thể hiện thông qua các tác phẩm nghệ thuật tạo hình cảnh quang xung quanh, để tác động đến cảm xúc con người. Người thưởng thức phải cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, phải tập trung tư tưởng thì mới có thể hiểu hết được ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa bên trong đó. 

vuon-nhat-ban16

 

 

             Nguyên liệu thiết kế sân vườn Nhật

 

             Nếu ở những phong cách thiết kế khác, kiến trúc sư có thể sáng tạo đủ mọi vật liệu cho việc kiến tạo sân vườn. Thì với sân vườn kiểu Nhật, người thiết kế cần đảm bảo 6 yếu tố chủ đạo, để có thể làm nên một tác phẩm nghệ thuật đậm chất Á Đông.

 

Đá, sỏi và...

vuon-kieu-nhat11

 

 

 

 

             Nguyên liệu thiết kế sân vườn Nhật

 

·         Khác với sân vườn theo phong cách Châu Âu, sân vườn Nhật kết hợp nhiều yếu tố để tạo nên một kiến trúc hài hòa, mang nét đẹp rất riêng. Trong đó đá, sỏi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. 

 

·         Đá lớn tượng trưng cho đồi núi, thác nước. Đá được xếp chồng lên nhau tạo hình núi non, hay các tảng đá lớn dùng làm đường, dựng cầu. Đá được tôn thờ như kami, tạo điểm nhấn ấn tượng khi trang trí sân vườn.

 

·         Đá với đủ loại hình dáng, giữ bản chất nguyên sơ của nó, để rong rêu có thể sinh trưởng dễ dàng. Từ đó, khi nhìn vào tảng đó bạn sẽ thấy được vẻ đẹp tự nhiên, như chưa từng có bàn tay con người tác động.

 

·         Sỏi và cát được tìm thấy nhiều ở các đền thờ, cổ miếu hay Kyoto’s Kamigamo Shrine. Sỏi và cát dưới sự tài hoa của các kiến trúc sư đã trở nên vô cùng đặc sắc. Bởi chúng sẽ tượng trưng cho lượn sóng ngoài khơi vô cùng đẹp mắt, đặc biệt là trong thiết kế vườn khô. Ngoài ra, sỏi cát còn dùng để lót ao và suối.

 

Cây xanh, cây bụi và hoa lá các loại

vuon-nhat-ban8

 

           

          Cây thiết kế sân vườn Nhật Bản

 

 

·         Người Nhật Bản yêu thích sự bình yên, mộc mạc của thiên nhiên. Cho nên, khi phác thảo bản thiết kế sân vườn, họ lồng ghép vào đó những gì là dung dị nhất, chân chất nhất của cái gọi là hồn dân tộc. 

 

·         Đây là nguyên liệu làm nên nét đẹp bình dị, gần gũi với tự nhiên. Các loại thực vật được chọn để thiết kế mang một nét đặc trưng riêng, hài hòa theo từng mùa trong năm.

 

·         Cây phong, hoa anh đào sẽ được chọn làm điểm nhấn cho sân vườn, khi chúng được bày trí một cách chuyên nghiệp và vô cùng hợp lý.

 

·         Nét đẹp của lá thông, hàng tre được tận dụng triệt để trong thiết kế này. Đây là 2 loại cây vẫn giữ được sức hấp dẫn dù trải qua mùa đông lạnh giá.

 

·         Rêu, bãi cỏ, bụi rậm góp phần đưa thiên nhiên đến gần với chúng ta hơn. Chúng được cắt tỉa hết sức tỉ mỉ và theo một trật tự nhất định.

 

 

       Đất

 

vuon-kieu-nhat12

 

 

 

 

             Đất dưới tác phẩm nghệ thuật sân vườn Nhật sẽ được tạo hình là ngọn đồi, phủ cỏ xanh. Thoạt nhìn như cao nguyên trông xa vời vợi, rất thu hút và rất phá cách. Ngọn đồi gợi lên nét đẹp hoang sơ của núi rừng. Đồi cỏ không những nổi bật trên sân vườn, mà còn giúp chúng ta chiêm ngưỡng toàn cảnh khu vườn.

 

Nước

 

vuon-nhat-ban11

 

 

 

             Nước trong thiết kế sân vườn Nhật Bản

 

 

 

Ở Nhật có văn hóa thưởng trà, hay còn gọi là trà Đạo và nước là vật liệu không thể thiếu. Nước trong thiết kế này được bày trí theo 2 phong cách

 

Đơn giản: Là những bồn nước tự nhiên, được bày trí một cách đơn sơ với vài tảng đá xếp tự nhiên. Dòng nước nhẹ nhàng, trôi lững lờ trong sự bình yên và tĩnh lặng.

 

Tạo hình tác phẩm nghệ thuật trên nền đá tảng hòa cùng dòng thác nước, rất tinh vi và hết sức độc đáo.

 

Các yếu tố bổ sung

 

vuon-kieu-nhat.16html

 

   

        Yếu tố khác trong thiết kế sân vườn Nhật Bản

 

 

 

             Trong thiết kế, các nghệ nhân sẽ đi từ tổng quát đến chi tiết và các tiết tấu nhỏ bên trong. Ngoài những vật liệu quan trọng làm nên chất riêng của khu vườn Nhật. Thì các yếu tố bổ sung đã góp phần tạo nên một kiệt tác hoàn hảo không thể hòa lẫn vào đâu.

 

·         Một đường dẫn quanh co, uốn lượn được lót bằng đá hay sỏi rất được ưa chuộng. Để đường dẫn trông bí ẩn hơn, người ta sẽ không thiết kế theo đường thẳng. Mục đích của đường dẫn là đi dạo, thưởng trà hay đơn giản là để ngăn cách các khu vực với nhau.

 

·         Hòn đảo mang biểu tượng tôn giáo thần bí và linh thiêng. Cho nên, khi thiết kế hòn đảo trong khu vườn, người kiến trúc sư phải hiểu rõ về ý nghĩa của nó. Các hòn đá lớn riêng lẻ được tận dụng để làm đảo và các hòn đá nhỏ xếp chồng lên trên.

 

·         Cầu: Những chiếc cầu được xây dựng với mục đích kết nối. Kết nối các hòn đảo hay nối qua ao qua suối. Cầu đơn giản sẽ làm bằng đá tảng hay phức tạp hơn là những chiếc cầu gỗ, cầu có mái che,…

 

Trang trí

 

Khung cảnh sân vườn sẽ trở nên thực hơn và tự nhiên hơn, khi được trang trí bằng các chi tiết sau:

 

vuon-nhat-ban3

 

vuon-kieu-nhat.16html

 

Đèn đá trang trí sân vườn Nhật

 

·         Đèn đá: Được xem là một nguyên liệu gần như không thể bỏ qua trong thiết kế sân vườn Nhật. Đèn đá được chọn đặt ở những vị trí “đắc địa”, chẳng hạn trên hòn đảo, gần tòa nhà hay gần bồn hoa. Ánh sáng của đèn đá hòa quyện vào cảnh quang xung quanh rất thích hợp để thưởng trà, thư giãn.

 

·         Tòa nhà: Căn nhà là một phần của bố cục sân vườn, căn nhà được xây dựng đơn sơ dùng làm quán trà, nhà khách.

 

·         Phong cảnh vay mượn hay gọi là shakkei: Đây là cảnh quan bên ngoài sân vườn, có thể nhân tạo hoặc tự nhiên. Nếu sân vườn được thiết kế trên nền khung cảnh vay mượn là tòa lâu đài, đồi, núi,…thì rất tuyệt vời.

 

·         Hồ cá Koi: Cá Koi là biểu tượng của Nhật Bản, loại cá đa màu sắc đẹp và mang ý nghĩa phong thủy về tài lộc. Hồ cá Koi trong sân vườn sẽ là một lựa chọn vô cùng lý tưởng để hoàn chỉnh kiến trúc. 

 

Các phong cách trong thiết kế sân vườn Nhật

 

Vườn kiểu Nhật được thiết kế theo phong cách Thiền tông và không kén chọn mùa. Nhìn cảnh vật gợi lên suy tư, phá bỏ mọi rào cản xung quanh để trở về trong an nhiên và tự tại. Vẫn giữ lại những gì là bản chất vốn có của nó, tôn trọng thiên nhiên và hòa nhập cùng với thiên nhiên.

 

Với sự du nhập của mẫu thiết kế sân vườn Nhật Bản, kiến trúc sư đã không ngần ngại sáng tạo, để tô điểm thêm nét độc đáo của lối kiến trúc này. Nhưng không nằm ngoài những phong cách truyền thống đặc trưng sau đây.

 

             Phong cách Karesansui

 

 

vuon-nhat-ban2

 

 

 

             Thiết kế vườn kiểu Nhật 

 

 

 

Phong cách này mang đậm chất Thiền định, vì chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo Thiền tông. Phong cách này được ưa chuộng nhất là ở Hàn Quốc, đặt tại các thiền viện hay trà thất. 

 

Karesansui với điểm nhấn là đá, sỏi và cát rất ít cây cối hay hoa lá. Nếu có trang trí thêm rong rêu thì cũng hạn chế, chỉ những vị trí thật sự cần thiết mới dùng đến nguyên liệu này. 

 

Lối kiến trúc này khá trừu tượng, chỉ dùng đá thiết kế thành hòn đảo hay ngọn núi, còn xung quanh là cát sỏi làm thành lượn sóng gợn. Người nghệ nhân sáng tạo rất nhiều kiểu sóng, nhằm tác động đến thị giác người ngắm về đại dương mênh mông với những con sóng đang vẫy gọi ngoài khơi. 

 

Trong thiết kế sân vườn theo phong cách Karesansui thì việc sắp xếp các hòn đá là quan trọng nhất. Trong đó sỏi và phiến đá sẽ tượng trưng cho những chiếc cầu và các vị trí này ít khi thay đổi. Người thưởng thức phải cảm được nét đẹp kỳ bí này, trông như hòn đảo nổi lên trên mặt nước mênh mông và từng con sóng nhấp nhô xô vào bờ rồi trở về biển cả.

 

vuon-nhat-ban4

 

             Bạn hãy ngồi một mình trong tư thế Thiền và nhìn từ nhiều góc độ. Để tâm hồn lắng đọng, trầm tư và suy xét, thì mới có thể cảm nhận hết ý nghĩa mà sân vườn Karesansui mang lại.

vuon-kieu-nhat.17html

 

 

             Phong cách Chaniwa – Trà Đình

 


 

Phong cách này dùng trong thưởng thức Trà Đạo. Cho nên, chúng mang nét trang nghiêm và trầm lắng. Muốn thưởng trà, bạn phải đi qua lối dẫn hẹp (nobedan) có bậc đá (nori-no-ishi hay tobi-ishi) để đến với Trà thất. Sân vườn này với lối cấu trúc chủ yếu là hoa lá rực rỡ và cây xanh. Kết hợp cùng bể nước, đèn đá và ghế dài hay cổng rào làm bằng tre hoặc nứa.

 

Ngoài ra, bạn còn bắt gặp hồ cá Koi được lồng ghép trong phong cách Chaniwa. Cách bày trí này sẽ làm tăng thêm sức hút cho khu vườn. Bởi hình ảnh những chú cá Koi bơi lội rất thong long, nhẹ nhàng như cách thưởng trà của người Nhật.

 

Nói thêm một chút về bể nước, vì bể nước ở đây được bày trí lộ thiên và đặt ở vị trí thấp. Bể nước này dùng với mục đích, cho mọi người trước khi thưởng trà cúi xuống  rửa tay hay súc miệng. Qua đó, cũng thể hiện lòng tôn kính, nhún nhường như cách mà người Nhật thường hay thể hiện.

 

Phong cách Tsukiyama – Trúc Sơn

 

 

vuon-nhat-ban9

 

 

             Vườn Nhật Phong Cách Trúc Sơn

 

 

             Đặc trưng của khu vườn này thế giới thiên nhiên thu nhỏ trong tầm tay. Theo phong cách này, thì những ngọn đồi, dòng suối, thác nước hay ao hồ sẽ là yếu tố chủ đạo. Bên cạnh là cây cầu bắc ngang, với những bụi cây xanh hay khóm hoa khoe sắc, con đường nhỏ quanh co và đá xếp dưới chân cầu. Tất cả làm nên một bức tranh sơn thủy lung linh và huyền bí.

 

Nét đặc biệt của phong cách này, là trồng cây chủ (Shuboku) ở trên và trước ngọn đồi. Cây được chọn có thể là cây thông (matsu) hoặc cây sồi là phổ biến nhất. Thi thoảng người thiết kế muốn thay đổi một chút, và họ chọn cây sakura hoặc liễu để làm cây chủ đạo.

 

Khác hẳn với  Karesansui và Chaniwa, Tsukiyama mang những gì là hoang sơ nhất, tự nhiên nhất đến gần với chúng ta. Bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành, hơi thở của đất trời qua từng cánh hoa, ngọn cỏ. Tránh xa những ồn ào, náo nhiệt ngoài kia để hòa mình vào âm điệu nhẹ nhàng của cỏ cây, mây nước. 

 

Âm thanh trong trẻo, tiếng gió thổi vi vu hay bản đàn dịu êm của dòng thác nước. Những điều đó, tạo cho người thưởng ngoạn cảm giác thật bình yên, thật thoải mái làm sao. Quay về với tự nhiên, yêu thiên nhiên, và hãy bảo vệ thiên nhiên. Đó chính là thông điệp mà người thiết kế Tsukiyama muốn gửi gắm đến chúng ta.

 

Phong cách Kaiyu-Shikien – Vườn dạo mát

vuon-kieu-nhat2

 

 

 

             Phong cách Kaiyu-Shikien – Vườn dạo mát

 

 

             Vào thời Edo, Kaiyu-Shikien được hình thành và phát triển. Đây là một trong những kiểu vườn đẹp nhất được nhiều gia chủ yêu thích. Vườn dạo mát rất phổ biến ở Nhật, với nét độc đáo là chỉ có một con đường duy nhất được thiết kế để dạo mát. Muốn đi qua con đường, người đi dạo bắt buộc phải đi theo chiều kim đồng hồ.

 

Phong cách này được bắt gặp ở Công viên Suizenji , Kumamoto. Rất chú trọng lối đi, nhưng để thiết kế thành một tác phẩm hoàn chỉnh theo đúng ý nghĩa của nó, thì không đơn giản. Một hồ nước nhỏ đặt ở vị trí trung tâm, xung quanh được điểm tô bởi đá, sỏi hay cây cối và sau cùng là một con đường ôm lấy nó.

 

Kaiyu-Shikien sẽ trở nên đẹp hơn và ấn tượng hơn, khi được ngắm nhìn từ nhiều hướng. Và đây chính một trong những lợi thế của phong cách vườn này. Bởi con đường dạo quanh cảnh quang, sẽ là cơ hội để bạn ngắm nhìn mọi thứ một cách rõ nét nhất và sinh động nhất.

 

Phong cách Vườn địa đàng Nhật Bản

 

 vuon-nhat-ban13

 

 

            Phong cách Vườn địa đàng Nhật Bản

 

 

            Địa đàng, từ này xuất hiện nhiều trong Phật giáo. Và vườn địa đàng là sự mô phỏng lại tư thế trang nghiêm Đức Phật, tọa trên mặt phẳng hay hòn đảo giữa đầm sen. Khu vườn này xuất hiện trong thời kỳ Heian, bởi những nhà sư và người sùng giáo phái Amida.

 

 

            Vườn địa đàng còn một tên gọi khác là vườn Tịnh độ. Các yếu tố chính cấu thành kiểu vườn này là hồ hoa sen, cây cầu hình vòm, hội trường Phật giáo và cây cảnh trang trí (ít sử dụng hoa). Bạn sẽ tìm thấy phong cách sân vườn này ở đền Byodoin và Motsuji.

 

6 bước tạo ra sân vườn Nhật

 

 

 

Sân vườn Nhật mang phong cách độc đáo của sự trầm tư và tĩnh lặng. Lòng người lắng đọng, bỏ qua những ồn ào náo nhiệt ngoài kia. Với lối kiến trúc đậm chất Á Đông, sân vườn mang đến cho du khách những trải nghiệm khác lạ, qua từng cung bậc cảm xúc. Trong cái tĩnh có cái ồn ào, trong cái bình dị có cái sâu xa.

 

Rất nhiều tầng ý nghĩa ẩn sau từng thiết kế. Nó được thể hiện trên từng cái cây, hòn đá, viên sỏi, cây cầu,… Cho nên, chỉ những ai thật sự thấu hiểu về truyền thống văn hóa, phong thủy và địa lý của đất nước Nhật Bản này. Thì mới có thể kiến tạo nên một tác phẩm sân vườn có hồn thật sự.

 

Tôn trọng thiên nhiên, tính Thiền lồng ghép cùng văn hóa thưởng thức Trà đạo. Đây chính là nét chủ đạo làm nên sân vườn kiểu Nhật. Sau đây là 6 bước cần thiết để thiết kế khu vườn này:

 

Bước 1: Con đường đi với thảm cỏ xung quanh

 

 

 

 

 

Bước 1: Con đường đi với thảm cỏ xung quanh

 

Lối đi này được sử dụng trong nhiều mẫu thiết kế sân vườn kiểu Nhật. Lối đi tạo ra sự tách biệt và quanh co.

 

Lối đi được lót bằng đá tảng bao quanh bở sỏi và thảm cỏ xanh mát,

 

Bước 2: Đèn đá

 

Đèn đá chỉ xuất hiện duy nhất ở kiểu sân vườn Nhật. Đây là nét độc đáo riêng, mang ý nghĩa biểu tượng văn hoá của Nhật Bản, với chiếc dèn đá cổ kính này đã làm cho sân vườn thêm phần cuốn hút và mang nét bí ẩn khó cưỡng.

 

Đèn đá được đặt ở những vị trí đặc biệt, và tùy vào mục đích của người thiết kế để khu vườn thêm phần ấn tượng.

 

Bước 3: Zen – Sự sắp xếp bày trí

 

 

 

Đặc biệt ở chỗ là, dù bạn thấy chúng được sắp xếp một cách hết sức ngẫu hứng, nhưng thật sự có sự tính toán rất chuẩn mực và logic. Tính thẩm mỹ là ở chỗ này, phải ngắm thật kỹ, phải thật sự để tâm mình vào cảnh vật mới nhận thấy cái hay, cái ý nghĩa của nó.

 

Bước 4: Bàn uống trà

 

Theo phong cách Nhật, thì uống trà cũng là một bộ môn nghệ thuật. Cho nên, bàn uống trà là không thể thiếu trong sân vườn này. Bản trà có thể bày trí tùy vị trí, nhưng thông thường sẽ được đặt nơi hướng ra sân vườn để vừa thưởng trà, vừa thưởng cảnh. 

 

Nguyên liệu để làm bàn trà, ghế có thể dùng  bằng gỗ hay đá để hòa hợp với sân vườn. Trang trí thêm hoa và cây cảnh để tạo sự kết nối bền vững.

 

Bước 5: Hồ nước

 

Hồ nước mang ý nghĩa phòng thủy tốt lành, giúp gia chủ càng hanh thông đường tài lộc. Vì vậy, hồ nước thường được sử dụng trong thiết kế sân vườn kiểu Nhật, để kết hợp với nuôi cá Koi.

 

Hồ nước mang hình dáng nhẹ nhàng, mềm mại như một nét duyên ngầm. Việc tận dụng hồ nước để nuôi cá Koi, là một ý tưởng không bao giờ lỗi thời. Mặt hồ phẳng lặng, dòng nước mát yên lành giúp không gian càng thêm thoáng đảng và mát mẻ.

 

Bước 6: Cây xanh

 

Cây xanh sân vườn Nhật

 

Cây được chọn mang ý nghĩa tốt lành và xanh tốt quanh năm. Hình dáng cây đơn giản và phải được cắt tỉa cẩn thận, nhưng vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên.

 

Nên chọn các loại cây: Tre vàng, hoa anh đào, tùng, thông, cây phong,... Một chút suy tư, một chút hoài niệm để chiêm nghiệm cuộc đời. Đây được xem là nơi lý tưởng để trở về với chính mình, trở về với thiên nhiên vắng lặng ngoài kia.

xem thêm:

kệ trồng cây tại nhà

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG 

Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ 

Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)

Danh mục sản phẩm

he-thongcuahang

 

 

CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

  • GCNĐKKD: 57B8010726
  • Ngày cấp : 6/05/2022
  • Nơi cấp: UBND Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
  • Được hỗ trợ bởi: CTY TNHH ĐT&PTNN XUÂN NÔNG
  • 352C Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ( Siêu thị)
  • 1484 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ ( Xưởng cơ khí)
  •  0889008222
  • ( Cuộc gọi được ghi âm để phục vụ tốt hơn)
  • [email protected]
  •     Giờ mở cửa : 8:00 - 19:00

Vận chuyển & thanh toán

Chứng nhận