Dưa lưới loại trái cây giòn ngọt, giàu dinh dưỡng, đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, dưa lưới còn là nguồn thu nhập ổn định và đáng kể cho nhiều nông dân khi được trồng đúng kỹ thuật. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết trồng và chăm sóc dưa lưới để giúp bà con nông dân đạt năng suất cao và thu hoạch thành công.
1. Kỹ thuật trồng dưa lưới đúng cách, hiệu quả cao
Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa lưới
Để có được cây dưa lưới khỏe mạnh, việc chọn hạt giống là yếu tố quan trọng đầu tiên. Bà con nên chọn hạt giống từ các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt.
Ngâm hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm (khoảng 40-50°c) trong vòng 4-5 tiếng. Việc ngâm hạt trong nước ấm giúp kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn và đều hơn.
Ủ hạt giống: Sau khi ngâm, bà con tiến hành ủ hạt giống vào khăn ẩm, đặt ở nơi ấm áp trong vòng 24 giờ. Khi hạt bắt đầu nứt nanh, nghĩa là hạt đã sẵn sàng để gieo.
Bước 2: Gieo hạt dưa lưới
Sau khi hạt giống đã nứt nanh, bà con tiến hành gieo hạt vào bầu ươm.
Chuẩn bị bầu ươm: Bầu ươm có thể là các khay nhựa, ly nhựa hoặc bầu ươm chuyên dụng. Bầu ươm nên được đục lỗ dưới đáy để thoát nước.
Đất ươm: Sử dụng đất trộn với phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây con. Tỷ lệ trộn đất và phân khoảng 70:30.
Gieo hạt: Đặt hạt giống đã ngâm vào bầu ươm, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng. Đặt bầu ươm ở nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm đều đặn.
Sau khoảng 2-3 ngày, hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này, bà con cần tiếp tục tưới nước với lượng vừa đủ để duy trì độ ẩm cho cây. Khi cây con phát triển và có 2 lá thật, bà con tiếp tục chuyển sang giai đoạn chăm sóc tiếp theo.
Bước 3: Trồng cây con dưa lưới
Khi cây dưa lưới con ra được 2-3 lá thật, bà con tiến hành trồng cây con ra chậu lớn.
Chuẩn bị chậu: Chọn chậu có độ sâu và rộng lớn để đảm bảo đủ không gian cho rễ cây phát triển. Nếu sử dụng thùng xốp, bà con nên đục ít lỗ dưới đáy thùng để thoát nước nhưng vẫn giữ lại một phần nước cần thiết.
Trồng cây con: Tạo hố đất sâu trong chậu, nhấc nhẹ cây dưa lưới con ra khỏi bầu ươm, rạch bao nylon xung quanh rễ rồi đặt cây vào lỗ đã chuẩn bị. Vùi kín bầu cây dưa lưới con dưới đất và đôn cho chặt gốc. Để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu, bà con có thể phủ rơm rạ, gỗ mùn hoặc cỏ khô xung quanh gốc cây.
Lưu ý khi trồng dưa lưới
Trồng cây vào buổi chiều mát, khi nắng đã tắt, để cây con không bị sốc nhiệt.
Tưới nước mỗi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều mát) trong tuần đầu tiên sau khi trồng, và che phủ tạo bóng râm để cây con hồi sức.
2. Kinh nghiệm chăm sóc dưa lưới tươi tốt
Chăm sóc dưa lưới đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Dưới đây là những kinh nghiệm từ các lão nông đã thành công trong việc trồng dưa lưới.
Đất trồng và tưới nước cho dưa lưới
Đất trồng: Đất trồng dưa lưới phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Bà con có thể trộn đất với phân trùn quế, phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Tưới nước: Dưa lưới cần lượng nước vừa phải, không quá nhiều để tránh ngập úng. Tưới nước đều đặn, giữ ẩm cho đất trồng dưa lưới, tốt nhất là nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới nước cho cây.
Cắt tỉa và bấm ngọn dưa lưới
Cắt tỉa lá: Khi cây có 2-3 lá thật, bà con bắt đầu cắt tỉa các lá già, lá bị sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi lá mới.
Bấm ngọn: Ngắt ngọn khi cây có khoảng 8-10 lá thật để thúc đẩy cây ra nhánh và tập trung dinh dưỡng vào các nhánh chính. Khi cây đạt khoảng 22-25 lá, ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.
Bón phân cho dưa lưới
Giai đoạn cây con: Khi cây có 4-5 lá, bà con nên bón phân kali và đạm để kích thích cây phát triển mạnh. Phủ xơ dừa quanh gốc để giữ ẩm và ngăn xói đất khi tưới.
Giai đoạn phát triển lá: Tưới đạm pha loãng quanh gốc cây. Khi cây bắt đầu ra quả, bón phân npk hàng tuần để cung cấp đủ dinh dưỡng cho quả phát triển.
Giai đoạn quả chín: Bón thêm kali và đạm khoảng 15 ngày trước khi thu hoạch để quả dưa lưới đạt chất lượng tốt nhất.
Làm giàn cho dưa lưới
Giàn dưa lưới: Khi cây bắt đầu ra 4-5 lá thật, tiến hành làm giàn cho dưa leo. Sử dụng sợi trồng dưa lưới cao cấp, loại dây này có độ bền cao và không làm tổn thương cây.
Cách làm giàn: Buộc một đầu dây vào móc treo, đầu còn lại cuộn quanh thân cây khi cây phát triển. Đảm bảo giàn đủ chắc chắn để chịu được sức nặng của quả dưa lưới.
3. Cách nhận biết thời điểm thích hợp để thu hoạch dưa lưới
Quả dưa lưới chín sau khoảng một tháng từ khi bắt đầu phình ra. Bà con cần chú ý những dấu hiệu sau để nhận biết thời điểm thu hoạch:
Màu sắc quả: Quả dưa lưới chín có màu trắng ngà hoặc vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn.
Mùi thơm: Quả chín sẽ có mùi thơm đặc trưng.
Lưu ý khi hái quả: Nếu quả còn màu xanh, tức là dưa còn non và sẽ có vị nhạt và đắng. Sau khi hái, để dưa ở nơi thoáng mát trong nhà thêm 1-2 ngày để quả ngọt và ngon hơn.
Với những hướng dẫn chi tiết như Xuân Nông chia sẻ, hy vọng bà con nông dân sẽ có được một mùa vụ bội thu, mang lại những quả dưa lưới ngon, ngọt và chất lượng nhất cho người tiêu dùng. Chúc bà con thành công và thu nhập ngày càng cao từ nghề trồng dưa lưới!
Từ khóa: đầu ra cho dưa lưới, kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng, trồng dưa lưới trong nhà kính, chi phí trồng dưa lưới, mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao, lợi nhuận trồng dưa lưới, khoảng cách trồng dưa lưới, quy trình trồng dưa lưới pdf, kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời, cách trồng dưa lưới vàng trong chậu, 1 cây dưa lưới nên để mấy quả, cách trồng dưa lưới dưới đất,cách trồng dưa lưới trong chậu, khoảng cách trồng dưa lưới, cách trồng dưa lưới tại nhà, cách trồng dưa lưới bằng hạt.
BTV/Cử nhân. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)