Cách cải tạo đất trồng bằng phân trùn quế
Đất trồng sau một thời gian sử dụng sẽ dần mất đi độ màu mỡ, tơi xốp và vi sinh vật có lợi. Điều này khiến cây trồng của bạn sẽ bị còi cọc, sâu bệnh, thậm chí là bạn sẽ mất tiền một lần nữa để mua cây mới. Nhưng bạn biết không? Chỉ cần một nguyên liệu tự nhiên đó chính là phân trùn quế – bạn hoàn toàn có thể "hồi sinh" mảnh đất tưởng chừng như vô dụng ấy. Trong bài viết này, hãy cùng Xuân Nông khám phá cách cải tạo đất trồng bằng phân trùn quế vừa dễ làm, vừa hiệu quả lâu dài.
Phân trùn quế là gì và tại sao loại phân này lại tốt cho đất?
Phân trùn quế là sản phẩm được tạo ra từ quá trình tiêu hóa chất hữu cơ của loài trùn đỏ (Perionyx excavatus). Phân sau khi ra khỏi cơ thể trùn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vi sinh vật có lợi, đồng thời có kết cấu tơi xốp rất phù hợp với cây trồng.
Một số lợi ích nổi bật của phân trùn quế không thể không nhắc qua:
Tăng cường độ tơi xốp và giữ ẩm cho đất cực kỳ tốt.
Cung cấp vi sinh vật có lợi, giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất
Giàu dưỡng chất như N, P, K và các nguyên tố vi lượng
Khả năng trung hòa pH đất, giảm độ chua
Giúp rễ cây phát triển mạnh, ra nhiều rễ và tăng sức đề kháng
Không giống các loại phân hóa học dễ gây “sốc” cây, phân trùn quế hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với mọi loại cây, từ rau ăn lá, hoa kiểng đến cây ăn trái.
Khi nào nên cải tạo đất bằng phân trùn quế?
Khi đất bắt đầu có dấu hiệu chai cứng, đất bị nén lại, rồi khả năng thoát nước kém hơn.
Khi cây trồng chậm phát triển, lá vàng, còi cọc
Trước mỗi vụ trồng mới để tạo nền đất tốt
Sau thời gian dài sử dụng đất hết màu vụ này sang mùa vụ khác mà không bón phân hữu cơ cho đất, cải tạo lại đất.
Hướng dẫn chi tiết cách cải tạo đất bằng phân trùn quế
Bước 1: Kiểm tra và làm tơi đất
Trước tiên, bạn cần phải làm tan, nát, tả tơi phần đất cũ ra. Dùng cuốc hoặc xẻng nhỏ xới đều mặt đất để phá vỡ lớp đất chai cứng. Nếu đất quá khô, nên tưới nhẹ một ít nước để dễ thao tác hơn.
Bước 2: Trộn phân trùn quế vào đất
Tỷ lệ lý tưởng là từ 20% đến 30% phân trùn quế so với tổng khối lượng đất mà bạn muốn trộn. Ví dụ: với 10kg đất, bạn nên trộn khoảng 2 – 3kg phân trùn quế.
Trộn thật đều chúng lại với nhau để phân hòa quyện với đất. Nếu đất quá xấu, bạn có thể gia tăng tỷ lệ phân trùn quế lên đến 40%.
Bước 3: Ủ đất từ 3 – 7 ngày
Sau khi trộn xong, hãy để đất nghỉ từ 3 – 7 ngày trước khi đem cây trồng vào. Giai đoạn này giúp hệ vi sinh trong phân trùn quế bắt đầu hoạt động, tái tạo môi trường đất một cách tự nhiên.
Nếu bạn cần trồng ngay, vẫn có thể sử dụng nhưng nên bổ sung thêm phân định kỳ trong quá trình chăm sóc.
Bước 4: Duy trì cải tạo đất định kỳ
Cứ sau mỗi 1 – 2 tháng, nên xới nhẹ gốc và bổ sung một lớp mỏng phân trùn quế xung quanh cây. Điều này giúp đất luôn giữ được độ tơi xốp và dinh dưỡng ổn định.
Một vài mẹo nhỏ khi sử dụng phân trùn quế
Tránh để phân trùn quế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt, nên bảo quản nơi nào khô ráo, thoáng mát là được.
Không trộn với phân hóa học liều cao cùng lúc, có thể làm mất hoạt tính vi sinh
Cải tạo đất trồng bằng phân trùn quế không chỉ giúp bạn tiết kiệm một khoảng tiền mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra một hệ sinh thái xanh, sạch, lành mạnh ngay trong khu vườn nhỏ của mình. Với cách làm đơn giản, hiệu quả bền vững và hoàn toàn tự nhiên, phân trùn quế chính là lựa chọn thông minh cho những người yêu trồng.
Từ khóa: tỷ lệ trộn đất với phân trùn quế để trồng cây trồng chậu, cách làm phân trùn quế viên nén, làm dịch trùn quế, phân trùn quế, phân trùn quế thô, cách bón phân trùn quế cho sen, so sánh phân trùn quế và phân dê.
BTV. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)