Cách cải tạo đất trồng rau trong thùng xốp
Trồng rau trong thùng xốp tưởng dễ mà không dễ. Ban đầu rau lên mơn mởn, xanh mướt. Nhưng đến vài vụ sau là đất bắt đầu khô cứng, nén chặt lại, khi trồng thì ra còi cọc, chậm lớn, sâu bệnh hoành hành không còn tốt như vụ đầu nữa. Bạn bắt đầu tự hỏi: “có phải đất đã bạc màu?”, “có nên thay hết đất?”, hay tệ hơn: “hay là bỏ cuộc?”. Đừng vội! Xuân Nông sẽ chia sẻ cách cải tạo lại đất vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả. Và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy thùng xốp cũ kỹ lại có thể hồi sinh mạnh mẽ như thế nào!
Vì sao cần phải cải tạo đất trồng rau trong thùng xốp?
Đất trong thùng xốp vốn là một hệ sinh thái nhỏ, nếu không được quan tâm, chăm sóc nó sẽ nhanh chóng hết chất dinh dưỡng sau vài vụ trồng. Các vấn đề phổ biến:
Đất chai cứng, không tơi xốp.
Thiếu mùn, nghèo dinh dưỡng.
Mầm bệnh, nấm hại, sâu tồn dư trong đất cũ.
Đất giữ nước kém hoặc úng nước khiến rễ thối.
Cải tạo đất chính là “hồi sinh” Lại vùng đất đó – trả lại sự sống cho vi sinh vật, cân bằng ẩm, tăng dinh dưỡng và giúp rau phát triển mạnh mẽ trở lại.
5 bước cải tạo đất trồng rau trong thùng xốp hiệu quả nhất
1. Loại bỏ gốc cây cũ, những rễ hỏng
Sau khi thu hoạch, bạn cần dọn sạch gốc, rễ cũ, lá khô... Vì đây là nguồn chứa sâu bệnh và nấm mốc. Nếu các bạn quan sát thất có một vài con trùn hoặc giun đất thì nên giữ lại, vì đó là bạn tốt của đất, tức là đất của bạn còn tốt, còn trồng rau được cho những mùa vụ sau.
2. Phơi đất dưới nắng tối thiểu 5-7 ngày
Trải lớp đất cũ ra mặt phẳng, phơi nắng để tiêu diệt mầm bệnh, trứng sâu, nấm mốc. Trong lúc phơi có thể đảo đất vài lần để nắng xuyên đều mọi phía.
3. Trộn thêm phân hữu cơ hoặc xơ dừa vào đất
Phân bò/ phân gà: Cung cấp đạm, kali, vi sinh vật có lợi.
Mùn dừa đã xử lý chát hoàn toàn: Mùn dừa có thể gữ ẩm tốt, giúp đất không bị khô cần mà tơi xốp hơn.
Trấu hun/ trấu sống: Làm đất thông thoáng.
Vỏ đậu, bã cà phê: Có thể bổ sung chất hữu cơ tự nhiên cho cây, giúp cải thiện đất khá tốt.
Tỉ lệ gợi ý: 6 phần đất cũ đã phơi + 2 phần phân hoai + 1 phần mùn dừa + 1 phần trấu hun.
4. Tăng sức sống cho đất với chế phẩm sinh học
Để tái tạo hệ vi sinh trong đất, bạn có thể tưới EM gốc, trichoderma, hoặc chế phẩm vi sinh từ rác nhà bếp ủ men. Chúng giúp đất hồi sinh nhanh chóng hơn, hạn chế nấm bệnh trên cây trồng.
5. Ủ đất 10-15 ngày trước khi trồng lại
Sau khi trộn các thành phần, bạn nên cho đất nghỉ bằng cách tưới nhẹ, đậy kín và để yên trong 10-15 ngày. Giai đoạn này đất sẽ bắt đầu hồi phục, sau đó các vi sinh vật hoạt động trở lại, cấu trúc đất dần đi vào ổn định hơn.
Một vài mẹo nhỏ giúp đất lâu bạc màu trong thùng xốp
Luân canh cây trồng: Không nên trồng mãi một loại rau trên cùng đất.
Bón thúc bằng phân cá, dịch chuối, hoặc bion hữu cơ mỗi 10-15 ngày.
Hạn chế dùng phân hóa học – đất sẽ nhanh “lão hóa”.
Tận dụng rác nhà bếp (vỏ rau, lá úa) ủ để bón bổ sung định kỳ.
Không cần thay đất toàn bộ, không cần bỏ thêm tiền mua đất mới liên tục. Chỉ cần bạn biết cách cải tạo đất đúng cách, vườn rau trong thùng xốp sẽ trở thành nơi rau tươi tốt, an toàn, tiết kiệm và đầy tự hào.
Hãy để thùng xốp không chỉ là vật tái chế, mà là nơi gieo mầm sự sống – nơi bắt đầu một khu vườn xanh sạch cho chính gia đình bạn!
Từ khóa: nên trồng rau gì trong thùng xốp, cách trồng rau trong thùng xốp, trồng cây trong thùng xốp có cần đục lỗ, mùa đông nên trồng rau gì trong thùng xốp, trồng rau trong thùng xốp có độc hại không, tỷ lệ trộn đất trồng rau, cách cắt thùng xốp trồng rau, cách trồng rau trong thùng nhựa.
BTV. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)