Cây cọ cảnh là một nhóm các loài cây cọ được trồng làm cây cảnh trong nhà hoặc ngoài trời. Những cây cọ này thường có lá hình quạt hoặc hình lông chim và thân cây cao, thanh mảnh. Hãy cùng Xuân Nông tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh này nhé!
Đặc điểm, các loại cây cọ cảnh phổ biến hiện nay
Đặc điểm cây cọ cảnh
Lá của cây cọ cảnh thường có hai dạng chính: hình quạt và hình lông chim. Lá hình quạt thường rộng, chia thành nhiều thùy từ một điểm trung tâm. Lá hình lông chim dài, hẹp và có các lá con mọc đối xứng hai bên cuống lá.
Thân cây cọ cảnh có thể cao hoặc thấp, tùy thuộc vào loài. Thân thường thẳng, không phân nhánh và có thể có các vết sẹo do lá rụng để lại.
Các loài cây cọ cảnh phổ biến
Cọ lá tre (Chamaedorea elegans): Cây nhỏ, cao khoảng 1-2 mét, lá nhỏ, mảnh và mọc thành từng cụm còn thân thì thanh mảnh.
Cọ ta (Rhapis excelsa): Cây nhỏ đến trung bình, cao khoảng 1-3 mét có lá hình quạt, mọc thành từng chùm, thân thì phân nhánh nhiều.
Cọ nhật (Livistona chinensis): Cây lớn, cao khoảng 1-15 mét, lá hình quạt lớn, chia thành nhiều thùy, thân cây thẳng, vững chắc.
Cau cảnh (Areca catechu): Cây cao, có thể đạt tới 10-30 mét. Lá dài, hình lông chim, thân thẳng, cao.
Ý nghĩa cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh có ý nghĩa quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và văn hóa:
Trang trí và thẩm mỹ: Cây cọ cảnh thường được trồng trong nhà, văn phòng hoặc khu vườn để tăng cường vẻ đẹp và tạo không gian xanh mát.
Phong thủy: Theo quan niệm phong thủy, cây cọ cảnh mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia chủ. Cây cọ được cho là có khả năng thu hút năng lượng tích cực và đẩy lùi năng lượng tiêu cực.
Tạo không gian xanh: Cây cọ cảnh giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thụ CO2 và cung cấp oxy. Nó cũng giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư thái cho người nhìn.
Tượng trưng cho sức mạnh và bền bỉ: Cây cọ thường được coi là biểu tượng của sự kiên trì, sức mạnh và bền bỉ do khả năng sống sót và phát triển mạnh mẽ trong nhiều điều kiện khắc nghiệt.
Phong cảnh thiên nhiên: Cây cọ cũng thường xuất hiện trong các khu vực nghỉ dưỡng, khu du lịch hoặc resort, tạo nên cảm giác gần gũi với thiên nhiên và mang lại sự thư giãn cho du khách.
Cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh
Chọn chậu và chất đất trồng cây cọ cảnh
Tùy theo kích thước cây lớn hay nhỏ sẽ có cách chọn kích thước chậu khác nhau. Khi chọn chậu các bạn nên lưu ý là chậu cần có lỗ thoát nước và tương xứng với kích thước của cây
Còn đối với đất trồng để đảm bảo đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ thông thoáng cao thì nên mua đất trồng kiểng lá đã được pha trộn sẵn, hoặc các bạn có thể tự trộn đất để trồng.
Lựa chọn và trồng cây cọ cảnh
Chọn cây cọ cảnh phù hợp với điều kiện ánh sáng và không gian của bạn. Các loại phổ biến như cây cọ dừa, cọ xanh, cọ nhật, cọ trang… Đặt cây vào chậu, thêm đất vào xung quanh và nhẹ nhàng đập nhẹ để đất lắng xuống.
Cung cấp ánh sáng và nhiệt độ cho cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh thường cần ánh sáng mạnh, nên đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên đầy đủ. Nhiệt độ lý tưởng cho cây cọ là từ 18-27 độ C.
Tưới nước cho cây cọ cảnh
Tưới nước khi đất còn hơi ẩm nhẹ, các bạn nên tránh tưới quá nhiều gây ngập úng cây cọ cảnh. Cây cọ thích độ ẩm cao, nên chỉ cần phun nước nhẹ lên lá vào mùa khô.
Phân bón cho cây cọ cảnh
Dùng phân bón lá vitamin B1 và thêm một ít phân hữu cơ tan chậm để bón quanh gốc cây, sẽ giúp cây cho lá đẹp, tốt, xanh và cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, các bạn nên loại bỏ lá cũ và các phần cây khô để giữ vệ sinh và tăng sự thông thoáng cho cây.
Quản lí sâu bệnh trên cây cọ cảnh
Các bạn nên kiểm tra cây thường xuyên, nếu cần thiết thì có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, thuốc diệt nấm Cos 85 và một số loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác để phòng trừ và hạn chế tối đa tình trạng sâu bệnh trên cây cọ cảnh.
Như vây, việc trồng và chăm sóc cây cọ cảnh không quá khó, nếu bạn là người bắt đầu cũng có thể trồng cây cọ cảnh thành công ngay từ lần đầu. Hy vọng, bài viết trên của Xuân Nông sẽ mang đến nhiều thông tin hữu cho các bạn.
Từ khóa; cây cọ nhật, cây cọ cảnh mini, cây cọ rừng, mua cây cọ cảnh, giá cây cọ cảnh, phong thủy cây cọ cảnh.
BTV/Cử nhân. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)