Việc chăm sóc sầu riêng từ khi đậu trái đến thu hoạch đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng trái. Sau đây Xuân Nông sẽ chia sẻ các bước chi tiết và cụ thể giúp bà con thực hiện đúng cách và hiệu quả.
1. Cách tỉa trái sầu riêng đúng thời điểm
Lần 1: 3-4 tuần sau khi hoa nở
Mục đích: Loại bỏ những trái không đạt yêu cầu để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.
Cách thực hiện: Tỉa những trái có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm, trái méo, bị sâu bệnh. Giữ lại 6-8 trái/chùm.
Lần 2: 8 tuần sau khi hoa nở
Mục đích: Tiếp tục loại bỏ những trái không đạt chuẩn và tạo không gian cho các trái phát triển.
Cách thực hiện: Tỉa trái cong vẹo, dị dạng, giữ lại 3-4 trái/chùm.
Lần 3: 10 tuần sau khi hoa nở
Mục đích: Đảm bảo chỉ giữ lại những trái có hình dạng đẹp và phù hợp với giống.
Cách thực hiện: Cắt tỉa những trái không đặc trưng của giống, giữ lại 2-3 trái/chùm, khoảng 70-120 trái/cây tùy vào từng cây. Nếu có hiện tượng rụng trái, tỉa bớt để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.
2. Bón phân nuôi trái sầu riêng đúng cách
Giai đoạn sau hoa sầu riêng xả nhị (7-10 ngày)
Mục đích: Tăng tỷ lệ đậu trái.
Cách thực hiện: Phun xịt siêu đậu quả sầu riêng, forcrop-b và zeromix.
Giai đoạn trái sầu riêng to bằng ngón tay (15-20 ngày)
Mục đích: Chống rụng trái.
Cách thực hiện: Phun xịt điều hòa sinh trưởng, vinco 79, zeromix, vitrobin và nhện đỏ.
Giai đoạn trái sầu riêng khoảng 0.7-1kg
Mục đích: Nuôi dưỡng trái.
Cách thực hiện: Bón phân 0.5-1 kg phân NPK 15-15-15 cho sầu riêng.
Giai đoạn trái sầu riêng khoảng 2 kg
Mục đích: Bổ sung dinh dưỡng cho gốc cây.
Cách thực hiện: Bón gốc với 1 kg yara 12-11-18 và vino 79.
Giai đoạn dàn trái sầu riêng
Mục đích: Tăng cường dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh.
Cách thực hiện: Phun xịt forcrop 17-7-6, vitrobin, classico, và phun lại sau 7-10 ngày.
Giai đoạn sầu riêng lên cơm
Mục đích: Tăng chất lượng và kích thước cơm trái.
Cách thực hiện: Bón kali sỏi (bayern), phân hữu cơ chuyên dụng 5-10 kg/gốc.
Giai đoạn trái sầu riêng từ 80-85 ngày tuổi
Mục đích: Hoàn thiện trái trước khi thu hoạch.
Cách thực hiện: Bón phân vào gốc sầu riêng, phun xịt biger, zeromix, foscrop k, vitrobin, và forcrop 4-16-28. Cứ 7-10 ngày xịt 1 lần, xịt lần 2 chuyển sang xịt forcrop 4-16-28, 2-3 lần kết hợp với foscrop k, vitrobin và classico.
3. Lưu ý quan trọng khi chăm sóc sầu riêng
Đối với giống sầu riêng ri6 thời gian bón phân: Cần sớm hơn giống monthong khoảng 10-15 ngày do thời gian thu hoạch sớm hơn 15-20 ngày.
Trước khi thu hoạch lưu ý không bón nhiều kali vì sẽ làm trái lâu chín, dễ bị sượng, giảm chất lượng trái.
Việc chăm sóc sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái đòi hỏi sự tỉ mỉ và hiểu biết sâu sắc về từng giai đoạn phát triển của cây. Bà con cần tuân thủ các kỹ thuật bón phân, tỉa trái và phòng trừ sâu bệnh đúng cách để đạt năng suất cao và chất lượng trái tốt. Chăm sóc sầu riêng không chỉ là một quá trình dài hơi mà còn yêu cầu sự kiên nhẫn và tinh thần học hỏi liên tục để hiểu rõ hơn về cây trồng của mình.
Từ khóa: sầu riêng từ lúc ra mắt cua đến xổ nhụy bao nhiều ngày, kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái, chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, sầu riêng từ khi ra hoa đến khi thu hoạch, cách chăm sóc sầu riêng 4 năm tuổi, kỹ thuật làm bông sầu riêng ở tây nguyên, cách tạo mầm hoa sầu riêng, thuốc rửa vườn sầu riêng sau thu hoạch.
BTV/Cử nhân. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)