Cách phân biệt phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ
Bạn từng mua một bao phân về, nghĩ là đang dùng phân hữu cơ tốt cho cây, nhưng thật ra đó lại là phân vô cơ công nghiệp? Hoặc bạn thấy trên bao bì ghi “organic” nhưng lại bối rối vì thành phần toàn chất hóa học? Bạn không phải là người duy nhất đâu. Rất nhiều người làm vườn – thậm chí cả những người trồng cây chuyên nghiệp – vẫn đang nhầm lẫn giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ. Nhưng đừng lo, nếu bạn cũng đang cảm thấy mơ hồ, băn khoăn, thì bài viết này Xuân Nông sẽ làm rõ tất cả.
Vì sao bạn cần biết cách phân biệt phân hữu cơ và phân vô cơ?
Không có gì trên đời này là ngẫu nhiên, hoặc tự nhiên cả, để người trồng trọt hướng đến phân hữu cơ thay vì phân bón nói chung. Thì đằng sau đó là một mong muốn rất thật:
“Tôi muốn sở hữu một cây kiểng xanh mướt, đẹp mắt, nở hoa quanh năm chứ không phải chỉ thấy cây xanh trong 1 đến 2 tuần rồi dần dần héo úa.”
“Tôi muốn cây khỏe mạnh nhưng cũng muốn đất không bị bạc màu, nén cứng, chỉ trồng được một mùa vụ rồi phải bỏ cả chậu đất đi.”
“Tôi không muốn bón những loại phân bón có chứa nhiều hóa chất làm ảnh hưởng đến rau mà mình ăn.”
Nếu bạn đang nghĩ như vậy – bạn không hề đơn độc. Và để trồng cây đúng cách, nuôi đất bền lâu, thì hiểu rõ 2 loại phân bón này là điều bắt buộc.
Phân bón hữu cơ là gì? Có thật sự "tự nhiên"?
Phân hữu cơ – nghe là đã thấy an toàn, đúng không? Nhưng bản chất nó không chỉ là “không hóa học” mà còn:
Có nguồn gốc tự nhiên: từ phân động vật, xác bã thực vật, compost, vi sinh, tảo biển,…
Chứa chất mùn và vi sinh vật có lợi: giúp đất tơi xốp, giữ nước, giữ dinh dưỡng lâu dài.
Điều thú vị là: mỗi loại phân hữu cơ đều mang "tính cách riêng", tùy vào nguồn gốc và cách ủ. Điều này giúp bạn điều chỉnh linh hoạt cho từng loại cây, từng mùa.
Phân bón vô cơ? Có phải “xấu xa” như ta thường nghĩ?
Không hẳn đâu. Phân vô cơ (hay còn gọi là phân hóa học) là loại được sản xuất công nghiệp, có tỷ lệ dinh dưỡng rõ ràng như:
N (Đạm) giúp cây phát triển lá.
P (Lân) giúp rễ mạnh, hoa sai.
K (Kali) tăng sức đề kháng, giúp trái ngọt và chắc.
Phân vô cơ có ưu điểm:
Hiệu quả nhanh: 3-5 ngày là thấy kết quả.
Tiện lợi, dễ dùng: dùng đúng liều là thấy rõ tác dụng.
Những mặt trái của phân bón vô cơ?
Dùng lâu dài sẽ khiến đất chai, cạn kiệt hữu cơ, mất vi sinh.
Nếu cứ lặp đi lặp lại trong một thời gian quá dài có thể làm cho cây bị nghiện phân bón nếu thiếu phân bón thì sẽ bị héo, thừa là cháy.
Thậm chí dư lượng hóa học còn đọng lại trong rau, quả.
Làm sao để phân biệt chính xác phân bón vô cơ với phân hữu cơ?
Đừng chỉ nhìn vào tên gọi hay màu sắc bao bì. Bạn cần xem:
Bạn nên chọn loại phân bón nào?
Sự thật là không có loại phân nào hoàn hảo tuyệt đối. Tùy vào mục tiêu và điều kiện mà bạn nên:
Kết hợp thông minh: dùng phân hữu cơ để nuôi đất lâu dài, phân vô cơ đúng liều để cây có sức bật.
Chọn phân hữu cơ đã xử lý: tránh mầm bệnh, mùi hôi, nhưng vẫn giàu dưỡng chất.
Giờ bạn đã biết cách phân biệt phân hữu cơ và phân vô cơ, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Đất vườn của bạn thực sự cần gì? Cây của bạn đang thiếu gì mà bạn không hề hay biết? Câu trả lời có thể không nằm ở bao phân, mà ở cách bạn lắng nghe cây, cảm nhận đất và chọn đúng phương pháp cho từng thời điểm. Vì trồng cây không chỉ là kỹ thuật – đó là sự kết nối.
Từ khóa: phân biệt phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, phân vô cơ là gì, vô cơ và phân hữu cơ, phân bón vô cơ, hữu cơ là gì, các loại phân vô cơ, phân hữu cơ, phân biệt phân hữu cơ và phân vi sinh,
BTV. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)