Cúc tần Ấn Độ có (tên khoa học: Vernonia elliptica) là một loài cây leo thuộc họ Asteraceae. Cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và các vùng nhiệt đới châu Á, được ưa chuộng trồng làm cảnh và trang trí không gian xanh mát. Vậy cách cách trồng và chăm sóc cây Cúc Tần Ấn Độ có khó không? Hãy cùng Xuân Nông tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cây Cúc Tần Ấn Độ là cây gì?
Đặc điểm của cây Cúc Tần Ấn Độ
Cây có lá hình bầu dục, màu xanh đậm, dày và mọc dày đặc, tạo nên một tán lá xanh mướt. Hoa cúc tần Ấn Độ nhỏ, màu tím hoặc hồng nhạt, thường mọc thành chùm, rất đẹp mắt.
Thân cây mềm dẻo, dễ uốn, thích hợp cho việc tạo hình và leo giàn. Cành cây mọc nhanh, có khả năng bám vào các bề mặt như tường, giàn leo.
Cây có tốc độ phát triển nhanh, khả năng leo bám tốt, thích hợp để tạo bóng mát và che phủ các không gian trống.
Ý nghĩa cây Cúc Tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt. Với sức sống mãnh liệt, cây cúc tần tạo ra một bầu không khí tích cực và vui tươi cho ngôi nhà. Sự hiện diện của cây giúp gia đình luôn cảm thấy vui vẻ và hòa đồng với nhau.
Cây cúc tần được cho là mang lại sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Cây giúp mọi người trong nhà luôn cảm thấy gần gũi và đoàn kết, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống.
Nếu bạn thuộc mệnh Mộc hoặc mệnh Thổ, cây cúc tần Ấn Độ sẽ là lựa chọn tuyệt vời để trồng trong nhà. Cây không chỉ mang lại năng lượng tích cực mà còn giúp thu hút tài lộc và sức khỏe cho những người thuộc hai mệnh này.
Cây cúc tần Ấn Độ thực sự là một lựa chọn tuyệt vời để mang lại sự thịnh vượng và hạnh phúc cho gia đình bạn. Trồng cây không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn tạo ra một môi trường sống tràn đầy năng lượng tích cực và sự gắn kết giữa các thành viên trong nhà.
Cách trồng và chăm sóc Cây cúc tần Ấn Độ siêu rủ
Chuẩn bị Cây cúc tần Ấn Độ để giâm cành
Cắt cây cúc tần Ấn Độ thành những đoạn ngắn khoảng 30 - 50 cm. Để các đoạn cành khô khoảng 1-2 giờ trước khi nhúng vào dung dịch thuốc kích rễ.
Nhúng Cây cúc tần Ấn Độ vào thuốc kích rễ
Sử dụng dung dịch thuốc kích rễ N3, nhúng đầu cành cây cúc tần Ấn Độ vào dung dịch trong khoảng 12 - 15 phút để kích thích mọc rễ nhanh chóng.
Giâm cành Cây cúc tần Ấn Độ vào đất
Chuẩn bị đất trồng kiểng lá có độ tơi xốp và đảm bảo dinh dưỡng để trồng cây cúc tần Ấn Độ. Giâm cành cây cây cúc tần Ấn Độ vào đất, chú ý khoảng cách giữa các cành để chúng có đủ không gian phát triển. Tưới nước nhẹ nhàng cho cây cúc tần Ấn Độ và để giữ độ ẩm cho đất. Sau một thời gian ngắn, cây sẽ bắt đầu đâm chồi mới và phát triển rễ.
Cách chăm sóc Cây cúc tần Ấn Độ siêu rủ, siêu đẹp
Ánh sáng thích hợp với Cây cúc tần Ấn Độ
Cúc tần thích ánh sáng nhẹ, vì vậy bạn nên trồng cây ở khu vực có bóng râm. Tránh ánh nắng gắt trực tiếp để cây phát triển mạnh hơn.
Tưới nước cho cây cúc tần Ấn Độ
Cây không cần quá nhiều nước, bạn có thể tưới 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều tối.
Nhiệt độ thích hợp với Cây cúc tần Ấn Độ
Cúc tần có thể chịu được cả nhiệt độ nóng và lạnh nên các bạn không cần quá lo lắng về vấn đề thời tiết, cây sẽ vẫn phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thay đổi.
Độ ẩm thích hợp với Cây cúc tần Ấn Độ
Cúc tần là loại cây ưa ẩm, bạn cần đặt cây trong khu vực có độ ẩm cao. Tuy nhiên, các bạn nên tránh trồng cây ở những nơi quá khô sẽ khiến cây không bị héo.
Bón phân cho Cây cúc tần Ấn Độ
Bạn nên bón phân hữu cơ cho cây khoảng 1-2 lần trong một tháng. Sử dụng phân hữu cơ giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, đồng thời cải thiện chất lượng đất.
Tóm lại, với những đặc điểm nổi bật và khả năng thích nghi tốt, cúc tần Ấn Độ là lựa chọn tuyệt vời cho việc trang trí không gian sống xanh mát và tươi đẹp. Chỉ cần một chút chăm sóc đúng cách như Xuân Nông chia sẻ, bạn sẽ có một cây cúc tần tươi tốt, mang lại nhiều lợi ích cho không gian sống của mình.
Từ khóa: cây cúc tần ấn độ có rắn không, cây cúc tần ấn độ có độc không, mua cây cúc tần ấn độ ở tphcm, cây cúc tần ấn độ có hoa không, cách trồng cây cúc tần ấn độ, mua cây cúc tần ấn độ, hạt giống cúc tần ấn độ, chậu trồng cây cúc tần ấn độ, vernonia creeper, parda plant, phyllanthus cochinchinensis, phyllanthus myrtifolius, cúc tần ấn độ, calathea lutea, curtain creeper.
BTV/Cử nhân. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)