Hướng dẫn cách xử lý đất trồng bị ứ nước hiệu quả
Lúc mới bắt đầu trồng cây, ai mà chẳng từng nghĩ: “Trồng cây thôi mà, có gì đâu mà khó.” Một buổi chiều nắng nhẹ, mình cũng từng như thế. Ghé tiệm vật tư nông nghiệp Xuân Nông, chọn lấy vài cái chậu xinh xinh, một bao đất nhìn màu mỡ, ít phân bón hữu cơ – thế là tưởng như đã đủ hành trang để trở thành “người yêu cây thứ thiệt”. Nhưng thực tế lại dạy mình một bài học khác, bài học đầu tiên mang tên: đất bị ứ nước.
1. Vì sao đất lại bị ứ nước?
Bạn đã từng thấy cây của mình cứ héo dần, lá vàng úa rồi rụng? Tưới nước đều, đủ nắng, không sâu bệnh – nhưng cây vẫn không khỏe. Vấn đề nằm ở dưới lớp đất ấy. Đất không thoát nước, bị bí rễ, rễ thối dần, và bạn mất đi cây đầu tiên của mình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đất bị ứ nước:
Chậu không có lỗ thoát nước hoặc thoát nước kém.
Đất trồng chứa quá nhiều mùn, đất thịt, không tơi xốp.
Vấn đề mà 10 người thì có đến 7, 8 người gặp phải đó chính là trộn đất trồng cây sai cách, không biết chọn đất như thế nào để đất giữ ẩm tốt mà không ứ nước, không úng rễ, vì nghĩ cái gì nhiều sẽ tốt nên cho quá nhiều phân bón và cát mịn, đó là những thành phần giữ nước quá lâu.
Tưới nước quá nhiều, hễ nhìn thấy cây là tưới nước cho cây, chợt nhớ tới cây là cầm ngay cái bình tưới cho cây mà không biết nhu cầu của cây có cần không.
2. Dấu hiệu nhận biết đất bị ứ nước, không thoát nước được
Trước khi xử lý, bạn cần chắc chắn đất của mình đang gặp vấn đề này. Một vài dấu hiệu dễ thấy:
Đất luôn ẩm sũng dù nhiều ngày không tưới. Khi đến gần cây thì có mùi hôi nhẹ từ dưới đáy chậu bốc lên, khi đó có thể rễ cây bị úng do động lại quá nhiều nước khi tưới. Rễ cây khi nhổ lên bị nhũn, ngả màu đen hoặc nâu.
Lá cây vàng nhưng phần ngọn vẫn xanh đó là dấu hiệu của úng nước, không phải thiếu nước.
3. Cách xử lý đất trồng khi không thoát nước, ứ nước
Nếu bạn đã từng cảm thấy bất lực trước những chậu cây không phát triển, thì hãy yên tâm bởi vì chúng ta hoàn toàn có thể cải tạo lại từ đầu.
Thay chậu hoặc tạo lỗ thoát nước
Dùng mũi khoan nhỏ hoặc vật nhọn để đục khoét thêm từ 3 đến 4 lỗ dưới đáy chậu, hoặc kê chậu lên kệ. Đặt một lớp than tổ ong, viên đất nung, sỏi nhẹ dưới đáy để giúp nước thoát nhanh hơn
Cải tạo đất trồng
40% đất tơi xốp (đất sạch đã xử lý, đất tribat) + 30% xơ dừa hoặc tro trấu hun để giúp thông thoáng, nhẹ + 20% phân hữu cơ hoai mục (phân bò ủ, phân trùn quế…) + 10% đá perlite, pumice hoặc đá bọt nhằm giữ ẩm nhẹ, tạo độ thoáng khí cho rễ.
Tưới nước đúng cách
Tưới khi mặt đất khô khoảng 2–3 cm. Dùng bình tưới có đầu vòi nhỏ để lượng nước mỗi lần phát tán sẽ được phân bổ đều khắp cây. Quan sát cây, khi cây thấy cây héo nhẹ vào buổi chiều nhưng sáng hôm sau lại tươi lại thì có nghĩa đất có độ ẩm tốt.
4. Làm đất là làm nền cho tình yêu với cây
Mang cây về nhà thì phải có trách nhiệm với chúng đúng không? Nếu bạn bỏ cuộc hay nhanh chóng thay thế bằng một chậu cây khác khi chưa tìm được nguyên nhân vì sao cây trồng của mình lại chết như vậy? Thì có thể bạn sẽ lặp lại sai lầm đó có thể nhiều hơn một lần. Thất bại là để rút kinh nghiệm chứ không phải thất bại là để từ bỏ. Nhưng hãy nhớ, đừng vì một lần đất ứ nước mà từ bỏ việc gieo trồng.
Đất khỏe, rễ khỏe. Rễ khỏe thì cây sẽ xanh. Dù bạn là người mới, chỉ cần hiểu được tầm quan trọng của đất thoát nước tốt, bạn đã đi được một nửa chặng đường. Đừng ngại bắt đầu lại – chậu đất hôm nay bạn xử lý, chính là nơi cây ngày mai đâm chồi, ra lá.
Từ khóa: hình ảnh nào thể hiện cây bị úng nước, dấu hiệu cây bị úng nước, cây bị úng nước phải làm sao, em sẽ xử lý như the nào khi các chậu cây cảnh nhà em bị úng nước, chậu cây bị úng nước, khi trồng cây hoa màu bị ngập úng làm giảm năng suất hoặc cây bị chết, em phải làm gì để, khắc phục, cứu cây bị thối rễ, lá cây bị úng nước.
BTV. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)