Kỹ thuật trồng cải làm dưa - cải muối dưa bắp to
Cải muối dưa từ lâu đã là món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm gia đình Việt. Để có được món dưa cải giòn ngon, thơm phức, không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật muối mà còn ở bước trồng cải sao cho bắp to, lá xanh mướt và đủ độ già. Hãy cùng Xuân Nông tìm hiểu cách trồng cải làm dưa chi tiết dưới đây nhé!
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải làm dưa - cải muối dưa bắp to
1. Chọn giống cải làm dưa phù hợp
Để làm dưa muối ngon, bạn cần chọn các giống cải chuyên dụng như:
Cải bẹ xanh: Loại cải phổ biến với bẹ to, lá xanh đậm, vị hơi cay nhẹ, thích hợp để muối dưa.
Cải bẹ dưa: Lá dày, bẹ lớn, độ giòn cao, thường được trồng chuyên để làm dưa muối.
Lựa chọn hạt giống từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao và cây phát triển khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị đất trồng cải làm dưa
Cải bẹ phát triển tốt trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Đất trồng lý tưởng: Hỗn hợp đất thịt nhẹ, trấu hun, và phân hữu cơ ủ hoai.
pH đất: Khoảng 6 - 7.
Xử lý đất trước khi trồng: Phơi đất dưới nắng từ 5-7 ngày để diệt vi khuẩn và nấm bệnh.
Bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh như phân bón BION để tăng độ màu mỡ.
3. Gieo hạt và chăm sóc cây non
Gieo hạt giống cải làm dưa
Ngâm hạt trong nước ấm (tỷ lệ 2 sôi: 3 lạnh) từ 4-6 giờ để kích thích nảy mầm.
Gieo hạt đều trên luống, phủ một lớp đất mỏng và tưới nước bằng bình phun sương để giữ ẩm.
Chăm sóc cây cỉa làm dưa non
Tưới nước: Tưới nhẹ 2 lần/ngày (sáng và chiều) trong giai đoạn cây còn nhỏ.
Tỉa cây: Khi cây cao khoảng 10-15 cm, tỉa bớt cây yếu, chỉ để lại những cây khỏe.
Che chắn: Che nắng nhẹ nếu nắng quá gắt.
4. Chăm sóc để cải bẹ to, lá mướt
Tưới nước
Giữ độ ẩm ổn định cho đất nhưng tránh ngập úng. Giai đoạn cây bắt đầu cuốn bắp (khoảng 20 ngày sau gieo), cần tưới đẫm nước hơn để bắp phát triển to, đều.
Bón phân
Lần 1 (sau 7-10 ngày): Dùng phân hữu cơ hoặc phân NPK 16-16-16 pha loãng tưới cho cây.
Lần 2 (sau 20 ngày): Bón thêm phân hữu cơ hoặc phân đạm để cây cuốn bắp tốt.
Lần 3 (sau 30 ngày): Bón phân kali để tăng độ giòn cho bắp cải.
Kiểm soát sâu bệnh
Bệnh thường gặp: Sâu tơ, rệp sáp, bệnh thối nhũn.
Cách phòng trị: Dùng dung dịch tỏi, gừng, ớt ngâm với rượu để xịt phòng sâu bệnh. Sử dụng chế phẩm sinh học nếu cần thiết, tránh lạm dụng thuốc hóa học.
5. Thu hoạch cải muối dưa đúng thời điểm
Thời điểm thích hợp: Sau 35-40 ngày kể từ khi gieo hạt, khi bắp cải cuốn chặt, bẹ to và lá chuyển sang xanh vàng.
Thu hoạch vào sáng sớm để giữ độ tươi ngon.
Không thu hoạch khi trời mưa để tránh dưa muối bị nhũn, mất độ giòn.
Công thức làm dưa cải muối giòn ngon, đậm đà
Dưa cải muối là món ăn truyền thống quen thuộc, góp phần làm phong phú bữa cơm gia đình. Với cách làm đơn giản sau đây, bạn có thể tự tay chuẩn bị món dưa cải muối giòn ngon để cả nhà cùng thưởng thức.
Nguyên liệu chuẩn bị
Dưa cải bẹ: 1kg (khoảng 3 bẹ lớn)
Muối: 60g
Đường: 20g
Hành tím: 5 củ
Hành lá: 100g
Ớt tươi: 5 trái
Giấm: 3 muỗng cà phê
Hướng dẫn cách làm dưa cải muối
1. Sơ chế nguyên liệu
Dưa cải: Tách từng bẹ, loại bỏ lá sâu, úa. Rửa sạch và phơi nắng khoảng 1 ngày cho hơi héo (giúp cải giòn và dễ lên màu vàng đẹp). Sau khi phơi, rửa lại với nước sạch, cắt khúc vừa ăn, để ráo.
Hành tím: Bóc vỏ, rửa sạch.
Hành lá: Rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 5cm.
Ớt: Để nguyên trái hoặc khía nhẹ thân để dễ thấm gia vị.
Lưu ý: Phơi nắng không chỉ giúp cải giòn hơn mà còn lên màu tự nhiên, đẹp mắt.
2. Pha nước muối dưa
Hòa tan 60g muối, 20g đường và 3 muỗng cà phê giấm vào 1 lít nước ấm (khoảng 60 độ c). Khuấy đều cho đường và muối tan hoàn toàn.
3. Muối dưa
Cho dưa cải vào hũ thủy tinh (hoặc hũ nhựa thực phẩm), xếp xen kẽ hành tím, hành lá và ớt.
Đổ nước muối đã pha vào hũ, đảm bảo dưa cải ngập hoàn toàn trong nước.
Dùng que tre hoặc miếng chặn để ép dưa xuống, tránh phần cải nổi lên trên mặt nước (dễ gây hỏng).
Đậy kín nắp và để nơi thoáng mát trong khoảng 2–3 ngày.
4. Thành phẩm
Sau 2–3 ngày, dưa cải chuyển sang màu vàng tự nhiên, thơm nhẹ mùi hành tím, vị chua dịu, giòn rụm. Món này ăn kèm bánh chưng, bánh tét hoặc cơm nóng đều rất "Bắt vị".
Mẹo nhỏ: Nếu muốn dưa chua nhanh hơn, bạn có thể để hũ dưa ngoài nắng.
Mẹo làm dưa cải ngon & bảo quản lâu
Canh tỉ lệ muối, đường hợp lý: Thiếu muối dưa sẽ không lên men, thừa muối sẽ mặn khó ăn.
Tiệt trùng hũ đựng: Tráng hũ bằng nước sôi và lau khô hoàn toàn trước khi muối dưa để tránh nổi bọt trắng.
Ngâm nước muối ngập cải: Giúp cải lên men đều và không bị hỏng.
Bảo quản: Nếu không ăn hết, bảo quản dưa trong ngăn mát tủ lạnh để giảm tốc độ lên men.
Với công thức này, bạn sẽ có món dưa cải muối giòn ngon, đậm đà hương vị. Nhanh tay trổ tài để bữa cơm thêm phần hấp dẫn nhé!
Từ khóa: trồng cải dưa làm giàu, thời vụ trồng cải be dưa, cách trồng cải bẹ, kỹ thuật trồng cải tùa xại, cách trồng cải đông dư, bẹ dưa làm món gì, cây cải muối dưa, cách trồng dưa muối, cách muối dưa cải miền bắc, cách muối dưa cải truyền thống, cách muối dưa cải không cần phơi, cách muối dưa cải xanh, cách muối dưa cải ngon, để lâu, muối dưa cải miền trung, cách muối dưa bắp cải, cách làm dưa cải chua miền nam.
BTV. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)