Dưa lưới là một loại cây ăn quả ngắn ngày, trồng được nhiều vụ trong năm. Do đó, năng suất thu hoạch từ loại quả này được rất cao. Đặc biệt, trong nhiều năm nay, kỹ thuật trồng và tưới dưa lưới trong nhà màng rất được nhiều nông dân tìm hiểu và nghiên cứu. Mặc dù, đây là kỹ thuật hiện đại đòi hỏi việc đầu tư kĩ lưỡng. Tuy nhiên, sản phẩm thu về sẽ được số lượng lớn, sạch, an toàn và đem lại lợi nhuận cao trong kinh doanh. Chính vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin về vấn đề trên nhé.
Các thông tin về kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng:
Một số điều cần biết trong việc chuẩn bị hạt giống hay cây giống dưa lưới con:
Dưa lưới là loại cây ăn quả nên có thể trồng được bằng cây con hay cả hạt giống.
Đối với kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính, người ta thường áp dụng phương pháp trồng cây con hoặc tự ươm hạt giống.
Hướng dẫn cách chọn cây giống dưa lưới đạt chuẩn:
Đối với cách này, ta nên chọn cây con đã được gieo ươm từ 10 – 12 ngày. Chiều cao khoảng 7 – 10cm, có từ 2 đến 3 lá, thân cây mập và chắc. Đồng thời, đường kính của cây nên ước chừng 2 – 5mm là thích hợp.
Chúng ta nên trồng cây dưa lưới vào buổi chiều mát. Đây được xem như là một thời điểm thích hợp nhất cho cây đạt hiệu quả cao. Song đó, ta không nên nén đất quá chặt và phải tưới nước ngay sau khi trồng để đất có đủ độ ẩm.
Hướng dẫn cách ươm hạt giống dưa lưới:
Chúng ta nên dùng khay ươm bằng xốp với độ dài khoảng 50cm, rộng 30 – 35cm, sâu 5 – 7cm. Thông thường là 50 lỗ gieo hạt trên 1 khay ươm. Đồng thời, nhiệt độ cho việc nảy mầm lý tưởng nhất trong khoảng 28 độ C.
Ngoài ra phương pháp này cần chuẩn bị giá thể ươm hạt dưa lưới. Bằng cách sử dụng xơ dừa, phân hữu cơ và tro trấu đã qua xử lý trộn theo tỉ lệ 7:2:1 bỏ đầy lỗ mặt khay. Sau đó, chúng ta gieo 1 hạt trên 1 lỗ.
Thông tin về việc chăm sóc cây dưới lưới trong nhà màng đạt hiệu quả cao:
Sau khi tiến hành xong bước gieo trồng, chúng ta đến với giai đoạn chăm sóc cho cây thật kỹ lưỡng. Qua đó, đảm bảo năng suất, chất lượng và phòng ngừa sâu bệnh một cách hiệu quả nhất.
– Bón phân: Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính thường dùng phân hữu cơ có chứa các nguyên tố cần thiết. Chẳng hạn như Ca, K, Mg, N, S, P. Những loại phân này sẽ được hòa tan với nước tạo thành dung dịch giàu dinh dưỡng để tưới cho cây.
– Treo cây, tỉa chồi: Sau khi trồng cây từ 7 đến 10 ngày, người ta tiến hành buộc dây sát gốc cây. Tiếp đó, uốn ngọn theo dây đã được buộc. Ngoài ra, kỹ thuật tỉa chồi thường chỉ để lại cành từ nách thứ 10 trở đi. Để từ đó, cây dưa lưới tránh được tình trạng sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.
– Thụ phấn: Chúng ta có thể dùng ong mật cho việc thụ phấn. Hoặc sử dụng kỹ thuật thụ phấn thủ công để nâng cao được tỉ lệ hoa đậu trái.
Kỹ thuật tưới dưa lưới trong nhà màng bằng giải pháp tưới nhỏ giọt:
Để cây đạt hiệu quả tối ưu, chúng ta cần biết đến kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho dưa lưới. Đây là giải pháp tưới được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Bởi hệ thống tưới này sẽ cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây sinh trưởng tốt nhất. Vì thế, ta nên sử dụng nước giếng khoan, hoặc nước sông, suối không mặn, không phèn. Đặc biệt, với que cắm có ưu điểm dài, dễ định vị, rất phù hợp với việc tưới cho cây dưa lưới trong nhà kính.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cần thiết về kỹ thuật trồng và tưới dưa lưới đến bà con nông dân. Qua đó có thể giúp bà con đạt hiệu quả tối đa và đem lại lợi nhuận cao trong kinh doanh. Công ty Xuân Nông chúng tôi chuyên thi công nhà màng, nhà lưới và lắp đặt hệ thống tưới ,Quý khách có nhu cầu hãy liên hệ Xuân Nông để được hướng dẫn chi tiết. Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách hàng những công trình chất lượng với độ bền cao, tiết kiệm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Xem thêm: nhà màng trồng cà chua, Quản lý độ ẩm và nhiệt độ trong nhà màng
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)