Phơi khô đất trước khi trồng cây có tác dụng gì?
Bạn đã bao giờ nghe ai đó khuyên: "Nên phơi đất trước khi trồng cây" mà không hiểu lý do vì sao chưa? Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chọn đất màu mỡ, trộn phân đầy đủ là có thể trồng cây ngay. Nhưng phơi khô đất mới chính là chìa khóa giúp cây trồng của bạn phát triển nhanh như thổi, mạnh từ gốc rễ đến từng đọt non, chiếc lá. Hãy cùng Xuân Nông tìm hiểu vì sao nên phơi đất trước khi trồng, và cách thực hiện sao cho đúng kỹ thuật.
Phơi đất trước khi trồng là gì?
Phơi đất hay còn gọi là phơi nắng đất, đó là quá trình trải đất ra ngoài ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian nhất định, giúp đất được hong khô tự nhiên. Việc này thường được áp dụng trước khi trồng cây hoặc sau khi sử dụng lại đất cũ.
Phơi khô đất trước khi trồng có tác dụng gì?
1. Diệt trừ mầm bệnh và một số vi sinh vật gây hại
Một trong những tác dụng lớn nhất của việc phơi đất chính là loại bỏ những mầm bệnh có khả năng gây bệnh còn tồn tại trong đất như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng hoặc trứng sâu hại. Dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào những ngày nắng gắt, nắng như đổ lửa ấy sẽ có khả năng tiêu diệt phần lớn sinh vật có hại trong đất nhờ vào tia cực tím (UV).
Nếu bạn sử dụng lại đất đã trồng cây trước đó mà không xử lý đất trước khi trồng lại, cây mới mà bạn mới trồng rất dễ mắc bệnh từ tàn dư, gây hại của cây cũ. Vì vậy, phơi đất là bước thanh lọc tự nhiên, không hóa chất, rất an toàn cho cây trồng.
2. Làm tơi xốp và thông thoáng đất
Khi đất bị ẩm ướt lâu ngày, các cấu trúc hạt đất dễ bị nén chặt lại, khiến rễ cây khó phát triển. Việc phơi đất giúp hơi nước bay hơi, từ đó làm đất khô ráo, nhẹ và dễ tơi ra khi xới. Kết quả là rễ cây dễ ăn sâu, thoáng khí, không bị úng thối.
3. Giảm độ chua trong đất
Một số loại đất – đặc biệt là đất được sử dụng liên tục nhiều vụ – dễ bị chua (pH thấp), gây ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây. Phơi khô đất ngoài trời sẽ giúp một phần axit trong đất bay hơi, giảm độ chua, từ đó sẽ tạo điều tuyệt vời cho cây trồng của bạn phát triển.
4. Giúp kiểm tra chất lượng và điều chỉnh đất kịp thời
Khi bạn phơi đất, đây cũng là lúc quan sát kỹ cấu trúc và màu sắc của đất. Nếu đất quá cát, quá sét hoặc nghèo dinh dưỡng, bạn sẽ nhận ra ngay để có hướng xử lý nhanh chóng như trộn thêm mùn, trấu, phân hữu cơ hoặc phân trùn quế.
5. Tăng hiệu quả khi phối trộn với các vật liệu khác
Sau khi phơi khô, đất dễ dàng trộn đều với các nguyên liệu như xơ dừa, mùn dừa, trấu hun, phân hữu cơ… Điều này đảm bảo môi trường trồng được đồng đều, tránh hiện tượng vón cục hoặc chỗ quá ẩm – chỗ lại khô, giúp rễ cây phát triển đều và khỏe mạnh.
Phơi đất như thế nào là đúng cách?
Thời gian phơi: Tùy theo điều kiện thời tiết, nếu nắng vừa phải thì các bạn nên phơi đất từ 3 – 7 ngày là hợp lý. Vào mùa nắng, chỉ cần 2 – 3 ngày đất đã khô ráo và sạch khuẩn.
Cách phơi: Trải đất ra trên bạt hoặc nền xi măng, dàn đều lớp đất dày khoảng 5 – 10cm. Tránh để thành đống cao, khó thoát hơi nước.
Đảo đất: Mỗi ngày đảo ít nhất 1 – 2 lần để đất khô đều và không bị đóng váng.
Tránh mưa: Trong lúc phơi đất, các bạn nên theo dõi thời tiết xem hôm nay có mưa không để tránh tình trạng phơi đất ngoài mưa. Nếu mưa bất chợt, cần che phủ ngay lập tức để tránh đất bị ẩm lại, mất tác dụng.
Khi nào cần phơi đất?
Trước khi trồng cây mới, đặc biệt là cây trồng trong chậu. Khi tái sử dụng đất cũ hoặc sau khi bón vôi xử lý đất. Khi đất có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc có sâu bệnh tồn dư.
Phơi khô đất trước khi trồng là một bước đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng để đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh, giảm sâu bệnh, cải thiện độ thông thoáng và dinh dưỡng cho đất. Đây là phương pháp tự nhiên, tiết kiệm và hiệu quả mà bất cứ ai trồng cây cũng nên áp dụng – từ những người làm vườn tại nhà cho đến nông dân chuyên nghiệp ai ai cũng có thể làm được.
Từ khóa: trong qua trình về sinh đất trồng việc phơi khô đất trước khi trồng có tác dụng gì, cách xử lý đất trước khi trồng rau, thuốc xử lý đất trước khi trồng cây, xử lý đất trồng rau bằng vôi, vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới làm cho đất tơi, xốp, tại sao cần phải kiểm tra lượng nitrogen trong đất trước khi trồng cây, xử lý đất bằng trichoderma.
BTV. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)