Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhưng lại rất nhạy cảm với các bệnh lý gây hại, đặc biệt là bệnh cháy lá. Cháy lá không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây vì vì sao sầu riêng thường bị cháy lá và những biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây cháy lá trên cây sầu riêng
Có hai loại nấm chính gây ra tình trạng cháy lá trên cây sầu riêng
1. Nấm rhizoctonia solani
Tác nhân chính gây bệnh cháy lá chết ngọn: Nấm rhizoctonia solani có khả năng tấn công cả lá già, lá non và đọt non, gây ra các vết bệnh giống như vết bỏng nước, có màu nâu. Khi bệnh trở nặng, các vết này có thể dẫn đến hiện tượng cháy khô toàn bộ lá, làm cây suy yếu nghiêm trọng.
2. Nấm colletotrichum spp
Gây bệnh thán thư: Nấm colletotrichum spp tạo ra các vết bệnh với đường viền hình tròn đồng tâm, màu nâu đặc trưng. Bệnh thán thư có thể làm lá cây bị cháy từ mép hoặc chóp lá vào trong, gây hiện tượng rụng lá và khiến cây trơ trụi, giảm khả năng quang hợp và sinh trưởng.
Bên cạnh các tác nhân gây bệnh do nấm, đất trồng sầu riêng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cây bị cháy lá. Nếu đất trồng nghèo hữu cơ, thiếu dưỡng chất, có ph thấp và khả năng giữ nước kém, cây sầu riêng sẽ bị hụt dinh dưỡng và không đủ sức đề kháng chống lại bệnh. Bộ rễ yếu kém làm cây không kịp hút nước, dẫn đến lá không đủ nước để thoát hơi, dễ bị cháy nắng và nấm bệnh tấn công.
Biện pháp phòng trừ hiệu quả sâu bệnh trên sầu riêng
Để bảo vệ cây sầu riêng khỏi tình trạng cháy lá, bà con nông dân cần áp dụng những biện pháp sau:
1. Vệ sinh vườn thông thoáng vườn sầu riêng
Thường xuyên tỉa cành, loại bỏ lá già và cành chết để tạo điều kiện thông thoáng, giúp hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
2. Cải tạo đất cho sầu riêng
Bổ sung thêm phân hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu của đất, cân bằng dinh dưỡng cho cây. Tránh bón quá nhiều đạm vì có thể làm cây phát triển quá mức và dễ mắc bệnh.
3. Phun phòng nấm khuẩn định kỳ cho sầu riêng
Vào mùa mưa, thời điểm dễ phát sinh nấm bệnh, bà con cần phun thuốc phòng nấm khuẩn định kỳ để bảo vệ cây.
4. Phun thuốc trị bệnh khi sầu riêng có triệu chứng bị bệnh
Khi phát hiện cây có triệu chứng bệnh, cần phun thuốc kịp thời với các loại thuốc như corp 98 hoặc ningna để tiêu diệt nấm bệnh.
5. Bổ sung trung vi lượng qua lá sầu riêng
Bổ sung các loại trung vi lượng như diệp lục tố, magie, kẽm, combi qua lá để giúp lá xanh dày, khỏe mạnh và tăng khả năng kháng bệnh.
Phòng trừ bệnh cháy lá trên cây sầu riêng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều biện pháp từ vệ sinh vườn, cải tạo đất, đến phun thuốc phòng và trị bệnh kịp thời như Xuân Nông chia sẻ trong bài viết trên. Đồng thời, bà con nông dân cần chủ động theo dõi tình trạng cây trồng và áp dụng các biện pháp phù hợp để bảo vệ vườn sầu riêng của mình.
Từ khóa: thuốc đặc trị cháy la sầu riêng, sầu riêng bị cháy la non, bệnh cháy la khô ngọn, sầu riêng bị cháy đọt, sầu riêng bị cháy múi, sầu riêng bị khô lá, cách trị bệnh cháy lá sầu riêng, thuốc đặc trị cháy lá, sầu riêng bị cháy la non, bệnh cháy lá khô ngọn, bệnh cháy lá vi khuẩn, bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng, sầu riêng bị cháy múi, bệnh cháy lá lúa.
BTV/ Cử nhân. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)