1. Tưới thuốc bệnh
Nếu cây đang bị bệnh, chúng ta không sử dụng thuốc bệnh thì cây vẫn tiếp tục bệnh và vẫn ảnh hưởng đến hoa, nhưng khi ta sử dụng thuốc bệnh để xử lý bệnh thì cũng sẽ ảnh hưởng đến hoa. Trong trường hợp cây trổ hoa này mà cây bị bệnh thì nếu cấp thiết chúng ta vẫn phải sử dụng thuốc bệnh để trị bệnh, nếu không dùng thuốc bệnh cây sẽ chết nếu bệnh nặng.
Khi sử dụng thuốc bệnh cho cây giai đoạn trổ hoa nên chọn loại thuốc tối ưu và phù hợp nhất, chọn những gốc thuốc hoặc dạng thuốc nhẹ, tránh làm rụng hoa.
2. Phun thuốc sâu bệnh
Trong tất cả các giai đoạn của cây, sâu bệnh luôn tiềm ẩn và xuất hiện gây hại cho cây. Bà con nông dân thường sẽ có phương pháp kết hợp đó là phun phòng và phun trị.Tuy nhiên, cây đang giai đoạn trổ hoa thì không nên phun dồn dập ngay lúc đó:
Phun phòng:
Nên phun trước khi hoa nở, tức là hoa còn búp.
Thời điểm phun thì bà con nông dân phải biết thời điểm nở của hoa để phun phòng, nếu một số loại cây bà con không biết thời điểm bao lâu hoa sẽ nở thì bà con thăm vườn khi thấy những hoa đầu tiên trong vườn nở thì phun là vừa.
Phun trị:
Chỉ phun khi thật sự cần thiết.
Dạng thuốc sử dụng: WG, SC.
* Một số loại sâu bệnh
Các loại sâu hại chính:
♦ Rầy phấn (Rầy bông):
+ Biện pháp phòng trừ:
– Ngoài tự nhiên cần bảo vệ thiên địch như bọ rùa, ong mắt đỏ…để khống chế rầy phát triển.
– Tưới đủ nước và bón phân cân đối
– Duy trì giữ ẩm trong mùa khô.
– Phun nước mạnh trên tán lá để hạn chế hoạt động của rầy.
– Sử dụng bẩy màu vàng để thu hút thành trùng.
– Khi mật số rầy cao, có thể phun các loại thuốc có hoạt chất như: Buprofezin, Imidacloprid, Fenobucarb, Fipronil…
♦ Sâu đục trái:
+ Biện pháp phòng trừ:
– Bảo vệ nhóm thiên địch như bọ xít ăn mồi, nhện ăn thịt, kiến vàng và chim sâu.
– Cắt bỏ loại bỏ trái sâu và tiêu huỷ.
– Khi có từ 5 – 10% trái bị nhiễm sâu thì có thể sử dụng thuốc để phòng trị. Do đặc tính khi sâu xâm nhập vào bên trong trái hiệu quả phun thuốc kém nên cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.
♦ Rệp sáp:
+ Biện pháp phòng trừ:
– Duy trì ẩm độ không quá thấp trong mùa khô
– Tăng cường bón phân hữu
– Bảo vệ thiên địch như Bọ rùa và Ong ký sinh.
– Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ.
– Sử dụng thuốc có hoạt chất như:
Abamectine+Dầu khoáng TV; Acetamiprio + DKTV; Buprofenzone + DKTV
♦ Sâu đục thân, cành:
+ Biện pháp phòng trừ:
– Tiến hành cưa bỏ những cành bị sâu đục thân gây hại và tiêu hủy ra khỏi vườn.
– Dùng dây kẽm để soi lỗ đục, sau đó dùng bông nhúng thuốc trừ sâu gắn vào đầu dây kẽm rồi nhét vào lỗ đục. dùng vật liệu nhét bịt lỗ đục để giết chết sâu non ở trong thân cây.
Các bệnh hại chính:
► Bệnh thối gốc, thân, chảy nhựa:
+ Tác nhân: do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
+ Biện pháp phòng, trừ:
– Sử dụng cây giống khỏe, sạch bệnh.
– Cung cấp đủ nước, bón phân cân đối, đầy đủ,..…
– Thoát nước tốt nhằm hạn chế ẩm độ cao, nhất là trong mùa mưa.
– Mật độ trồng thích hợp, tránh trồng xen quá dày.
– Thu hoạch xong tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán để vườn cây thông thoáng quét vôi lên gốc thân cây từ mặt đất lên khoảng 1m để hạn chế nấm bệnh gây hại.
– Khi mới phát hiện vết bệnh, tiến hành cạo bỏ phần mô chết, bôi thuốc kết hợp phun các loại thuốc có hoạt chất: Metalaxyl; Propiconazol; Copper Hydroxide.
Hexaconazol; Copper Oxychloride; Difenoconazol; Mancozeb…
► Bệnh thán thư:
+ Tác nhân: Colletotrichum gloeosporioides gây ra..
+ Biện pháp phòng, trừ:
– Cung cấp đủ nước, bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ,….
– Giữ ẩm cho đất trong mùa khô.
– Thu hoạch xong vệ sinh vườn, cắt tỉa cành và đem tiêu hủy.
– Khi tỷ lệ bệnh >10% sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Metalaxyl; Propiconazol; Copper Hydroxide.
Hexaconazol; Copper Oxychloride; Difenoconazol; Mancozeb…
► Bệnh nấm hồng:
+ Tác nhân: Erythricium salmonicolor gây ra.
+ Biện pháp phòng, trừ:
– Không trồng cây với mật độ quá dày, tránh trồng xen rậm rạp.
– Tỉa cành, tạo tán nhằm thông thoáng.
– Cắt và tiêu huỹ những cành bj bệnh.
– Khi bệnh mới xuất hiện tiến hành quét và phun lên vết bệnh các loại thuốc có hoạt chất validamycin A, cyproconazole, gốc đồng,…
3. Xử lý vôi
Nên hạn chế xử lý vôi khi cây đang trong giai đoạn trổ hoa. Trong trường hợp buộc phải xử lý vôi thì nên tránh ảnh hưởng trực tiếp lên hoa - trái, tức là không để vôi bay bám lên hoa và trái vì khi vôi gặp nước sẽ sinh nhiệt và làm cháy hoa - trái.
4. Tưới nước
Nên giữ ẩm thích hợp cho cây, tránh thiếu nước sẽ làm khô bông, tránh dư nước sẽ gây cạnh tranh dinh dưỡng, mất cân bằng, cây dễ bệnh,...
5. Phân bón
Không sử dụng phân bón khi cây đang trổ hoa, đặc biệt là cung cấp đạm nhiều cây sẽ tập trung tạo cơi đọt mới và gây ra hiện tượng rụng hoa - trái.