Những vấn đề thường gặp trên rau khi trồng thuỷ canh

logo xuannong

sl3
sl4

Những vấn đề thường gặp trên rau khi trồng thuỷ canh

    Rau thuỷ canh ngày nay đang được rất nhiều người ưa chuộng, mô hình trồng rau thuỷ canh ngày được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cũng gặp một số bệnh và sâu hại cơ bản. Xuân Nông mời Bà con cùng tìm hiểu biểu hiện cũng như cách khắc phục các sâu bệnh trên rau thuỷ canh!

 

1. Những ưu điểm của rau thuỷ canh

 

ưu điểm trồng rau bằng phương pháp thủy canh

 

    Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần sử dụng đất mà trồng trên nền giá thể. Dinh dưỡng từ dung dịch thủy canh sẽ thay thế dinh dưỡng từ đất. Các giá thể là các chất có tác dụng cố định cây và giữ ẩm. Thường các giá thể được sử dụng sẽ là xơ dừa, mút xốp, đất nung,…

    Rau thuỷ canh vì thể cũng được hiểu là loại rau được trồng trong nước, rễ hút dinh dưỡng thuỷ canh để cây sinh trưởng và phát triển. Nồng độ dinh dưỡng được kiểm soát hằng ngày để cây hấp thụ tốt.

    Ưu điểm của phương pháp này là không cần sử dụng đất trồng, tiết kiệm thời gian chăm sóc, quản lý được dịch bệnh, sâu hại, kiểm soát được dinh dưỡng và các yếu tố tác động lên cây trồng.

    Xem thêm: Nên chọn nhà lưới hay nhà màng để trồng rau thủy canh.

 

2. Các bệnh thường gặp trên rau thuỷ canh

 

2.1 Bệnh vàng lá

 

benh-vang-la-thuy-canh

 

    Bệnh vàng lá là bệnh rất hay thường gặp trên rau thuỷ canh, đa số nhà vườn nao cũng gặp phải. Bệnh này có một vài biểu hiện như : xuất hiện những đốm vàng nhỏ ở lá non, sau đó lan ra toàn lá và sang các lá khác, khiến cho cây chậm lớn, màu rau úa vàng không bắt mắt.

Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu là về nồng độ dinh dưỡng thiếu hụt hay thừa cũng có thể làm lá cây ngã vàng, bên cạnh đó cũng có thể do thiếu ánh sáng và nhiệt độ không đảm bảo.

    Cách khắc phục :

    - Cung cấp đủ lượng nước và dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của cây. Lưu ý rằng, dung dịch dinh dưỡng nên được đo bằng bút đo TDS và đo pH bằng bút đo pH. Mỗi loại cây và  thời điểm sinh trưởng của  từng loại cây sẽ có lượng dinh dưỡng khác nhau và phải thay đổi dinh dưỡng cho phù hợp.

    - Cung cấp đủ ánh sáng cần thiết cho cây thuỷ canh mỗi ngày khoảng 4 giờ. Với lượng ánh sáng này sẽ giúp cấp đủ lượng nhiệt giúp cây rau nhanh phân giải các chất vi lượng, trung lượng và đa lượng. Nhờ vậy giúp cây lớn nhanh hơn.

    - Có thể pha thêm các loại phân bón thủy canh cho rau ăn lá để tăng nguồn dinh dưỡng.

    - Khi phát hiện ra cây trồng bị vàng lá, nên tỉa bỏ các lá vàng ra khỏi cây để cây tập trung nguồn dinh dưỡng phát triển các lá khỏe và nuôi lá non.

 

2.2 Bệnh chết cây con

 

bệnh trên rau thủy canh 1

 

    Trong quá trình ươm giống dễ xảy bênh này, biểu hiện thường thấy là phần thân dưới của cây rau xà lách con bị thối, màu nâu đen sẫm khiến cây bị chết. Trường hợp cây nào may mắn sống sót thì cũng còi cọc và chậm phát triển. Nguyên nhân gây ra bệnh chết cây con ở xà lách thủy canh được xác định là do các loại nấm có tên Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum, Pythium ssp gây ra. Với nấm Rhizoctonia solani sẽ khiến cây thối gốc và chết nhanh chóng.

    Để khắc phục tình trạng này thì khu vực ươm cây con cần có đủ ánh sáng, điều kiện độ ẩm không khí vừa phải. Thêm vào đó bạn cần xử lý giá thể, hạt giống trước khi ươm hạt. Chú ý không sử dụng phân hóa học.

 

2.3 Bệnh thối nhũn

 

bệnh thối nhũn

 

    Biểu hiện của bệnh này bạn sẽ thấy lá héo nhẹ bên ngoài vào ban ngày, đến đêm thì lá phục hồi và tươi.  Các mô lá có xuất hiện dịch màu trắng sữa và mùi hôi , nơi đây chính là vết bệnh mà nấm gây ra làm cho cây bị thối dần, héo úa và thân rau đổ gục do bị nhũn.

    Nguyên nhân gây ra bệnh thối nhũn rau thủy canh là do vi khuẩn Erwinia carotovora. Vi khuẩn này xâm nhập và gây hại cho cây trồng thông qua những vết thương ở lá, thân và rễ từ đường nước, công trùng, đất, gió…

    Bên cạnh đó rệp, bọ nhảy cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thối nhũn ở cây rau xà lách.

    Để có thể phòng tránh tình trạng thối nhũn rau xà lách thủy canh thì bạn cần chú ý không nên trồng rau quá dày , trồng rau với mật độ và khoảng cách hợp lý, vì như vậy cây sẽ bị vóng, ánh sáng không đến được khiến cây yếu ớt, dễ bệnh.

    Nên tỉa bỏ bớt các cây đã bệnh tránh lây lan trên các cây khác.

 

2.4 Bệnh do nấm hại rễ

 

    Biểu hiện: Đầu rễ hóa nâu, rễ bị hư thối, kém phát triển. Cây biểu hiện lá bị héo một phần hay toàn phần đặc biệt khi trời nắng nóng, giảm năng suất. Khi bị ảnh hưởng nặng có thể làm chết cây.

    Nguyên nhân: Thời tiết nắng nóng, gây ra hiện tượng dung dịch dinh dưỡng bị nóng lên, dung dịch thiếu oxy, làm ảnh hưởng đế quá trình hô hấp của rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

    Cách khắc phục: Kiểm soát nhiệt độ dung dịch dinh dưỡng trong các máng trồng không vượt quá 28 độ C.  Đối với những vùng nắng nóng không nên thiết kế hệ thống máng trồng quá dài, làm cho lượng nước ở cuối máng dễ bị nóng. Vệ sinh sạch tàn dư thực vật, tảo trong dung dịch thủy canh, thường xuyên vệ sinh bồn chứa để hạn chế lưu tồn mầm bệnh. Vệ sinh sạch hệ thống máng trồng sau mỗi vụ, khử trùng trước khi trồng vụ mới.

 

2.5 Cháy, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật

 

    Biểu hiện của bệnh : Lá cây có nhiều đốm bị hoại tử, ngọn bị bị chia hoặc được thêm vào như hình thức đa ngọn.

    Ngộ độc thuốc có thể xuất hiện khi xịt thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian ánh nắng mặt trời, hoặc khi cây trồng đã bị héo nhẹ. Một số nguyên nhân khác như sử dụng không đúng thuốc, kết hợp sai các loại thuốc bảo vệ thực vật, pha không đúng nồng độ và tỉ lệ.

    Cách khắc phục:

    - Nên xịt thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mắt khi ánh sáng mặt trời đã hết và gió yếu.

    - Kiếm tra cẩn thận về nồng độ và tỉ lệ pha. Trong trường hợp kết hợp một số loại thuốc, nhà vườn nến phun trước một diện tích nhỏ để đảm bảo rằng dung dịch thuốc bvtv đã pha không làm cháy cây.

    - Cần rửa sạch thùng hoặc bình pha sau khi phun xong thuốc có, tốt hơn là nên tách riêng bình xịt thuốc có với các bình xịt các loại thuốc khác.

 

3. Sâu hại trên rau thuỷ canh

 

3.1 Bọ trĩ

 

bọ trĩ

 

    Thành trùng của bọ trĩ thường có màu vàng đến đen, ấu trùng thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Cả thành trùng và ấu trùng đều có kích thước rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Con trưởng thành dài 1-2mm.

    Cách gây hại: Chúng thường xuất hiện ở đỉnh sinh trưởng, bộ phận non của cây, chích hút nhựa cây để sống, làm cho đỉnh sinh trưởng bị còi cọc, kém phát triển.

    Cách khắc phục: Bà con có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Tsbio để xịt.

    Xem thêm: Thuốc trừ sâu sinh học.

 

3.2 Rầy mềm

 

rầy mềm

 

    Rầy mềm là loài côn trùng có dạng hình quả lê, kích thước nhỏ, thường có màu trắng trong hoặc xanh nhạt, thường xuất hiện ở mặt dưới lá.

    Cách gây hại: chúng thường chích hút nhựa cây để sống, rầy mềm thường tiết ra dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng phát triển, phủ lên lá cây gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây trồng.

    Cách khắc phục: Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học xịt đều 2 mặt lá, vệ sinh dụng cụ trồng.

 

3.3 Bọ phấn

 

bọ phấn

 

    Bọ phấn là loại côn trùng có kích thước nhỏ, màu trắng, thành trùng có cánh thường di chuyển bằng cách bay từ cây này sang cây khác. Trứng có màu trắng trong thường được đẻ dưới tán lá. Bọ phấn thường sống dưới tán lá cây, chích hút và gây hại.

    Cách gây hại: Bọ phấn là loại côn trùng chích hút, thường hút nhựa cây để sống.

    Cách khắc phục : Thường xuyên vệ sinh các lá già, vàng úa, tạo sự thông thoáng, hạn chế côn trùng trú ẩn dưới bề mặt lá. Dùng bẫy màu vàng để theo dõi mật số côn trùng, nếu mật số quá cao có thể dùng thuốc hóa học để quản lý với liều lượng thích hợp, và đảm bảo thời gian cách ly.

    Trên đây là một số vấn đề thường gặp và cách khắc phục sâu bệnh hại trên rau thuỷ canh, để việc trồng rau thủy canh đạt hiệu quả cao Bà con nên trồng trong nhà màng, vì điều kiện môi trường trong nhà màng hoàn toàn tách biệt với môi trường bên ngoài nên sẽ hạn chế được sâu bệnh và côn trùng tấn công. Bà con cần tư vấn thêm hãy liên hệ ngay Xuân Nông để được hỗ trợ tốt nhất ạ!

  Xem thêm: Vật tư thủy canhNhà màng công nghệ caoNhà lưới giá rẻDung dịch thủy canh, Thuốc trừ sâu sinh học.

 

Ks. Trà Mi (sưu tầm)

 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:    

HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG

Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)

 

Danh mục sản phẩm

he-thongcuahang

 

 

CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

  • GCNĐKKD: 57B8010726
  • Ngày cấp : 6/05/2022
  • Nơi cấp: UBND Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
  • Được hỗ trợ bởi: CTY TNHH ĐT&PTNN XUÂN NÔNG
  • 352C Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ( Siêu thị)
  • 1484 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ ( Xưởng cơ khí)
  •  0889008222
  • ( Cuộc gọi được ghi âm để phục vụ tốt hơn)
  • [email protected]
  •     Giờ mở cửa : 8:00 - 19:00

Vận chuyển & thanh toán

Chứng nhận