Phân hữu cơ nào giúp mận MST lớn nhanh, ngọt?
Khi trồng mận MST thì chắc hẳn ai cũng mong muốn sẽ thu được những trái to, vị ngọt thanh, được mùa được giá. Nhưng rồi cũng không ít lần phải thở dài khi cây phát triển chậm, hoa rụng sớm, quả nhỏ, da xù xì hay thậm chí cây bị nứt thân, thối rễ. Bạn đã tìm đủ phương pháp sử dụng nhiều loại phân bón cho cây nhưng kết quả vẫn chưa thật sự như ý. Vậy nên sử dụng loại phân bón nào trong vô vàn loại phân bón trên thị trường hiện nay cùng Xuân Nông tìm hiểu ngay nhé!
Chia sẻ của người trồng đã thử dùng nhiều loại phân bón cho mận MST
Khi những cố gắng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Rất nhiều bạn chia sẻ rằng đã từng đặt kỳ vọng vào NPK, rồi không có hiệu quả phải chuyển sang phân gà, phân cá, phân bò, phân dơi… nhưng cây chỉ tươi tốt thời gian đầu. Sau đó, cây mận MST lại xuống xụi xuống, hoa ít, quả nhỏ, hễ mà nắng kéo dài quá cây cũng bệnh, mưa quá thì cây cũng chẳng thích.
Cảm giác như chăm đúng cách rồi mà cây vẫn chưa chịu “trả ơn”. Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi hoàn toàn kể từ khi đưa phân trùn quế vào vườn.
Phân trùn quế – Người bạn đồng hành lặng lẽ nhưng mạnh mẽ
Dưỡng đất trước, rồi mới dưỡng cây
Phân trùn quế không chỉ cung cấp dinh dưỡng, mà còn “chăm đất”, “nuôi rễ” bằng cách tự nhiên nhất. Đất tơi xốp hơn, giữ ẩm tốt hơn, không còn cảnh nước ngấm không đều hay đất đóng váng nữa.
Chất mùn cao, kèm theo hệ vi sinh vật có lợi, giúp cải tạo vùng rễ, kích thích cây phát triển đều đặn từ trong ra ngoài. Bộ rễ khỏe, tán xanh, cành vươn mạnh – những điều tưởng như nhỏ bé nhưng lại là nền tảng để cây mận MST ra hoa tốt, đậu trái cao và cho quả chất lượng.
Sức đề kháng tự nhiên của cây tăng lên theo từng ngày
Một trong những điều dễ thấy nhất khi sử dụng phân trùn quế là cây khỏe hơn rõ rệt. Cây ít bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh nấm gốc, thối rễ, vàng lá, cháy mép lá… vốn hay gặp ở mận vào mùa mưa. Không phải vì trùn quế “thần kỳ”, mà bởi khi đất sống lại, cây tự khắc sẽ có sức đề kháng tự nhiên.
Gợi ý cách bón phân trùn quế cho mận MST
Giai đoạn cây con
Mỗi gốc bón lót 1 – 2kg phân trùn quế, kết hợp trộn đều vào hố trồng. Hàng tháng có thể bón thúc quanh gốc 0.5 – 1kg.
Giai đoạn trước và sau ra hoa
Khoảng 20 – 30 ngày trước khi cây mận MST ra hoa, các bạn nên bón 2 – 3kg/gốc để nuôi mầm hoa và dưỡng hoa đậu trái tốt. Sau khi kết trái, tiếp tục bổ sung 2kg/gốc giúp trái lớn nhanh và đồng đều.
Giai đoạn sau thu hoạch
Bón 3 – 4kg phân trùn quế để phục hồi bộ rễ và cải tạo đất sau vụ mùa. Có thể kết hợp thêm Trichoderma để tăng hiệu quả cải tạo đất và phòng bệnh từ rễ.
Tóm lại, đừng vội bỏ cuộc khi chưa thử đúng cách. Mỗi loại phân đều có ưu điểm riêng, nhưng khi các bạn cần một giải pháp vừa bền vững, lành tính, vừa giúp cây khỏe – đất sống, thì phân trùn quế thực sự là lựa chọn đáng cân nhắc.
Có những thứ không cần phải quá phức tạp hay cầu kỳ. Chỉ cần đúng thứ cây cần, thì cây sẽ hồi sinh và các bạn sẽ thấy điều kỳ diệu từ chính mảnh vườn của mình.
Từ khóa: cách chăm sóc cây mận khi ra hoa, cách trồng cây mận trong chậu, kỹ thuật trồng mận an phước, tại sao cây mận không ra hoa, trồng mận bao lâu có trái, cách kích thích cây mận ra hoa, cách bón npk cho cây an quả, bón phân gì cho cây ra hoa đậu trái, bón phân cho cây an quả mới trồng, bón cho cây an trái trồng chậu, loại phân có tác dụng ra hoa đậu quả đối với cây ăn quả là, bón phân cho cây an quả.
BTV. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)