Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mai vàng đón Tết

logo xuannong

sl3
sl4

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mai vàng đón Tết

 

    Mai vàng là loại hoa tượng trưng cho Tết, hầu hết nhà nhà đều có trồng loại cây này. Không chỉ đẹp mà loại hoa này còn mang ý nghĩa tốt đẹp cho mùa Xuân. Để phòng trừ một số sâu bệnh cho loài hoa này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây!

 

1. Bệnh hại trên cây mai vàng

 

1.1 Bệnh cháy lá

 

mai-vang-bi-chay-la

 

Bệnh cháy lá trên mai vàng 

 

    Bệnh cháy lá khá phổ biến trên mai vàng, thường phát sinh vào đầu và giữa mùa mưa, khi gặp nắng mưa xen kẽ. Khi cây mai có nhiều lá già, sinh trưởng chậm, đất thiếu dinh dưỡng, nhất là mai trồng trong chậu ít được bón phân. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, lá bị bệnh sẽ bị rụng sớm làm suy yếu cây.

    Mai vàng bị cháy lá thì cũng có rất nhiều nguyên nhân, những tác nhân cần phải kể đến đó chính là: do thời tiết, do bón phân sai cách, do nước tưới bị nhiễm mặn (hoặc nhiễm phèn), do phun thuốc sai cách, do thiếu trung vi lượng và đặc biệt hơn hết là do nấm Pestalotia funerea gây ra.

    Cách phòng trị : ngắt bỏ và thu dọn các lá bệnh rụng dưới gốc, phun các loại thuốc gốc đồng như COC 85, Nano bạc đồng, …chu kì phun 7 - 10 ngày/lần

    Xem thêm: Kinh nghiệm lặt lá mai cho hoa nở đúng tết.

 

1.2 Bệnh vàng lá

 

bệnh hại trên cây mai

 

Bệnh vàng lá trên cây mai

 

    Cây mai bị vàng lá là một bệnh khá phổ biến ở cây mai vàng, cây có thể bị vàng lá ở nhiều giai đoạn sinh trưởng, và do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp. Các nguyên nhân cơ bản do phân bón, thuốc bvtv và nước tưới là chính. Cụ thể là, mai vàng do tưới quá nhiều nước, do bón quá nhiều phân bón hoặc phun thuốc sai cách.

    Đặc điểm nhận diện trên lá mai vàng đối với bệnh vàng lá rất dễ phân biệt. Quan sát trên tất cả các lá của mai bị vàng (màu vàng óng ánh) cùng với đặc điểm lá khô hoặc sũng nước. Hoặc là lá mai bị vàng, khô tóp lại, cây thiếu sức sống, lá rụng sau đó.

    Cách phòng trị :

    - Nếu mai vàng lá do úng nước (lá vàng cộng thêm thịt lá khi dùng tay bóp bị nhũn) thì bạn nên kê chậu cao lên, thoát nước cho đất trồng và tưới các loại K - Humic kích rễ hoặc thuốc kích rễ N3M.

    - Nếu thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phun quá liều:  Dùng Vitamin B12 giải độc cây hoặc sử dụng Ami green cho mai vàng để giải độc, phục hồi cây mai, chống vàng lá mai. Pha 10ml Ami green cho 4 lít nước, tưới 3 ngày/lần khoảng 2 - 3 lần.

    - Đối với mai thiếu dinh dưỡng, dẫn tới vàng lá: Thay đất trồng mai mới, bón thêm phân hữu cơ hoặc các dòng phân bón NPK 30-9-9 hoặc các loạ phân bón hưu cơ như phân trùn quế, phân cho mai để bổ sung dinh dưỡng kịp thời, tránh để lá mai bị vàng, rụng.

    Xem thêm: Phân bón cho hoa và cây kiểng.

 

2. Sâu hại trên cây mai vàng

 

2.1 Bọ trĩ

 

bo-tri-tren-cay-mai

 

 Bọ trĩ trên lá mai

 

    Biểu hiện trên cây mai khi bị bọ trĩ tấn công.

    Lá già: Trên lá sẽ có những đốm đen (nâu đồng) xuất hiện không đều ở mặt trên và mặt dưới lá. Điều này là do bọ trĩ ăn nhựa của lá và gây nấm bệnh tạo thành những đốm đen.

    Lá non: Bọ trĩ sẽ hút đi nhựa và làm xoăn lá. Nếu thấy tỷ lệ xoăn của lá non vượt quá 80% thì chắc chắn là cây mai của bạn đã bị bọ trĩ.

    Nụ hoa và hoa: Nụ hoa sẽ xuất hiện các vết màu nâu hoặc đen, hoa khô. Điều này là do bọ trĩ hút hết nhựa ở cánh hoa làm hoa héo và mất sức sống.

    Khi phát hiện có sự xuất hiện của bọ trĩ, lúc tưới nước cho cây bạn dùng máy bơm nước phun mạnh lên tán cây, xịt thẳng vào những nơi cư trú của bọ trĩ như mặt dưới của lá non, đọt non để rửa trôi bớt chúng, cũng như nhện đỏ, rệp sáp…Khi mật số bọ trĩ tăng cao, bạn cần sử dụng sử dụng Dầu khoáng SK EnSpray, Thuốc trừ sâu sinh học Tsbio,…

    Khi phun, bạn cần phun kỹ mặt dưới lá. Bên cạnh đó, do bọ trĩ rất mau kháng thuốc vì thế bạn nên sử dụng thuốc luân phiên để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất.

    Xem thêm: Thuốc trừ sâu sinh học.

 

2.2 Rệp sáp

 

sau-hai-tren-cay-mai-vang

 

Rệp sáp gây hại trên cây mai

 

    Rệp sáp gây hại trên cây mai có tên khoa học là Dysmiccocus sp. Thuộc Họ: Pseudococcidae, Bộ: Homoptera. Chúng có khả năng di chuyển hoạt động tích cực trong suốt đời sống của chúng nên khả năng lây lan là rất cao. Chúng sống và gây hại ở mặt dưới lá, thay phiên nhau chích hút nhựa non làm cản trở quá trình quang hợp của cây. Nếu nặng hơn cây có thể kém phát triển, còi cọc, chất lượng và năng suất hoa giảm.

    Cây mai bị nhẹ, trên phiến lá xuất hiện đốm trắng nhỏ, sau đó chuyển vàng. Cây bị nặng, rệp sáp bao phủ trên mặt lá thành các mảng, tiêu hóa chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây và cản trở quá trình sinh trưởng.

    Cách phòng trị :

     - Vệ sinh, thu và tiêu hủy những bộ phận bị nhiễm nặng, trồng mật độ vừa phải, không bón dư đạm, bón đủ và cân đối phân bón NPK.

     - Tưới nước bằng vòi phun áp lực cao.

     - Phun các loại thuốc sinh học như thuốc trừ sâu sinh học Naxa,…

    Sâu bệnh hại loại cây nào cũng có, cần tìm hiểu biểu hiện cũng như cách phòng trị để có thể khắc phục hậu quả nó mang lại.  Bà con cần tư vấn thêm hãy liên hệ ngay Xuân Nông để được hỗ trợ tốt nhất ạ!

    Xem thêm: Thuốc trừ sâu sinh học, Phân bón cho hoa và cây kiểng, Hạt giống hoa, Chậu trồng cây, Đất sạch hữu cơ.

 

Ks. Trà Mi (sưu tầm)

 

 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:    

HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG

Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)

Danh mục sản phẩm

he-thongcuahang

 

 

CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

  • GCNĐKKD: 57B8010726
  • Ngày cấp : 6/05/2022
  • Nơi cấp: UBND Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
  • Được hỗ trợ bởi: CTY TNHH ĐT&PTNN XUÂN NÔNG
  • 352C Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ( Siêu thị)
  • 1484 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ ( Xưởng cơ khí)
  •  0889008222
  • ( Cuộc gọi được ghi âm để phục vụ tốt hơn)
  • [email protected]
  •     Giờ mở cửa : 8:00 - 19:00

Vận chuyển & thanh toán

Chứng nhận