Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các vườn sầu riêng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là hạn mặn. Sầu riêng, một loại cây trồng mẫn cảm với mặn và chịu hạn kém, thường bị kìm hãm sinh trưởng nghiêm trọng khi gặp nước mặn. Dưới đây Xuân Nông sẽ chia sẻ quy trình khôi phục vườn sầu riêng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, áp dụng thành công nhằm giúp bà con nông dân khôi phục sản xuất và bảo vệ vườn cây của mình.
Quy trình khôi phục vườn sầu riêng sau hạn mặn - giải pháp hiệu quả từ chuyên gia
Bước 1: Rửa mặn cho đất trồng sầu riêng
Khi đất bị nhiễm mặn, áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng lên, làm rễ cây không thể hấp thu nước và dinh dưỡng. Để khắc phục, cần tưới nước ngọt liên tục trong 3 - 5 ngày, mỗi ngày tưới 2 - 3 lần, mỗi lần từ 15 - 30 phút bằng béc phun, nhằm rửa trôi muối tích tụ. Sau đó, tiến hành bón vôi với liều lượng 1kg/cây và tưới nước sạch để vôi tan trong đất, giúp các ion canxi đẩy các ion natri ra khỏi đất, sớm bị rửa trôi.
Bước 2: Bắt đầu phục hồi bộ rễ và toàn bộ lá sầu riêng
Khoảng 7 - 10 ngày sau khi rửa mặn, bắt đầu tiến hành phục hồi bộ rễ cho cây sầu riêng:
Bón gốc: Sử dụng chế phẩm Rootwell (20ml/20 lít nước/cây) kết hợp với 100g Rhizomyx/cây, tưới 5 lít nước cho mỗi cây. Rootwell giúp rễ cây phục hồi nhanh chóng nhờ các dưỡng chất hữu cơ và khoáng chất cần thiết. Rhizomyx chứa nấm cộng sinh Mycorrhiza, hỗ trợ cây hấp thu dinh dưỡng và duy trì tỉ lệ K+/Na+, giúp cây chống chịu hạn mặn tốt hơn.
Phun qua lá: Sử dụng 50ml Vitazyme + 10g DS Gold/20 lít nước, phun 5 lít nước cho mỗi cây. Vitazyme chứa Brassinosteroids giúp loại bỏ ảnh hưởng của mặn và phục hồi diệp lục tố, trong khi DS Gold với axit humic tăng cường quá trình quang hợp và sức đề kháng cho cây.
Bước 3: Hỗ trợ bộ lá của sầu riêng để chúng phát triển lại bình thường
Sau 10 ngày từ khi bắt đầu phục hồi, tiếp tục hỗ trợ cây phát triển lá:
Phun qua lá: Sử dụng 50ml Silimax + 10g DS Gold/20 lít nước, phun 7 lít nước cho mỗi cây. Silimax chứa các nguyên tố cần thiết như Canxi, Kali, Silic, giúp tăng cường quang hợp và khả năng chống chịu của cây.
Bước 4: Hỗ trợ phục hồi ở bộ rễ và hoàn thiện bộ lá sầu riêng
Sau 10 ngày, lặp lại quy trình bón phân gốc và phun lá tương tự như ở bước 2 để tiếp tục hỗ trợ bộ rễ và lá phát triển toàn diện.
Bước 5: Tăng cường hấp thu dinh dưỡng và quang hợp trên sầu riêng
Sau 20 ngày, tiến hành bón phân hữu cơ và phun lá cho sầu riêng
Bón gốc: Sử dụng 5kg phân hữu cơ/cây để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Phun qua lá: Sử dụng 50ml Silimax + 10g DS Gold/20 lít nước, phun 10 lít nước cho mỗi cây.
Sau 3 tháng kiên trì thực hiện các bước trên, cây sầu riêng sẽ phục hồi lại bộ rễ và lá, từ đó phát triển khỏe mạnh trở lại. Đây là quy trình đã được chứng minh hiệu quả, giúp bà con nông dân vững vàng trước những thách thức từ thiên nhiên, bảo vệ vườn cây quý giá của mình.
Từ khóa: một cơi đọt sầu riêng bao nhiêu ngày, cơi đọt sầu riêng là gì, mở lá sầu riêng nhanh, cách tình cơi đọt sầu riêng, sầu riêng từ lúc ra mắt cua đến xổ nhụy bao nhiêu ngày, cơi đọt là gì, phun già la sầu riêng, cách làm già lá sầu riêng, tình hình nước mặn hôm nay, tình hình nước mặn ở tiền giang mới nhất, nước mặn tiền giang, nước mặn ở cai lậy tiền giang, giá sầu riêng hôm nay đắk nông, độ mặn tiền giang hôm nay, xâm nhập mặn, cột cành sầu riêng.
BTV/Cử nhân. Huỳnh Nha
(Sưu tầm)