Tro trấu là một nguyên liệu tự nhiên được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt hoặc làm giá thể, phân bón trồng cây. Trong tro trấu có nhiều thành phần hóa học tốt cho cây trồng. Vậy tro trấu có tác dụng gì và cách xử lý như thế nào mới tốt cho cây trồng? Xuân Nông mời Bà con cùng tìm hiểu ạ!
1. Tro trấu là gì
Tro trấu là lớp vỏ của hạt gạo, được bỏ đi khi chế gạo. Lớp trấu này được sử dụng nhiều trong cuộc sống như dùng đề ủ, dùng để nấu nướng hoặc có thể dùng làm trứng muối. Ngoài ra, tro trấu còn được ứng dụng trong nông nghiệp như một loại phân hữu cơ. Người ta đốt vỏ trấu, lớp sau cùng có được là tro (còn gọi là tro trấu). Tuy nhiên, cần kỹ thuật chuyên môn để cho ra được tro trấu tốt.
Xem thêm: Đất sạch, giá thể trồng cây.
2. Thành phần chính của tro trấu
Trấu sau khi được hun sẽ trở thành tro trấu có chứa các dưỡng chất quan trọng như: kali và carbonhydrat. Ngoài ra còn có các thành phần khác như: Lignin 25-30%, Xenlulo 26-35%, Hemi – xenlulo 18-22%, SiO2 20%
Các thành phần oxit có trong tro trấu (tỷ lệ % theo khối lượng):
- SiO2: 80 – 90%.
- Al2O3: 1 – 2.5 %.
- CaO: 1 – 2%.
- K2O: 0.2%.
- Na2O: 0.2 – 0.5%.
Trong tro trấu có lượng khoáng chất tốt cho cây trồng, nhất là tỷ lệ phân lân khá lớn. Người nông dân Việt nam hay có thói quen đốt rơm rạ trên ruộng sau khi thu hoạch xong mùa lúa. Hoặc họ cũng có thể dùng trấu nấu bếp và lấy tro bón lại cho đất.
Tuy nhiên, do tro trấu có hàm lượng SiO2 khá cao và có hoạt tính tương đối mạnh nên dễ gây hại cho đất tự nhiên. Trong khi đó, vỏ trấu đốt than tồn tính có tính trung hòa nên rất tốt cho đất. Vì thế, tro trấu được khuyến khích sử dụng thường xuyên trong trồng và chăm sóc cây.
Để có vỏ trấu đốt than tồn tính người ta cần đốt trong điều kiện thiếu khí để chúng cháy ngún chứ không cháy ngọn. Hiện nay, có rất nhiều cách để đốt, phổ thông nhất theo kiểu hầm than đắp ngoài bằng vỏ đất sét. Khi trấu đã bắt lửa thì lấp miệng lại chỉ chừa mấy ống cho khói thoát ra.
Xem thêm: Phân bón hữu cơ.
3. Xử lý tro trấu để trồng cây
Nếu không xử lý kỹ tro trấu, các tạp chất sẽ gây hại cho cây trồng. Đây là một trong những kinh nghiệm được chia sẻ bởi nhiều người trồng cây. Việc xử lý tro trấu không đúng cách có thể khiến cây không những không phát triển mà còn bị trụi dần đi, sức đề kháng của cây kém. Vậy cần làm gì để có tro trấu tốt cho cây trồng.
Rửa tro trấu bằng nước, có thể thực hiện bằng các bước sau: Đục lỗ bao hoặc cắt đít bao sau đó dội nước vào để rửa sạch tro trấu. Có thể thực hiện 2 – 4 lần để giúp tro trấu loại bỏ những cặn bã. Sau đó để vài ngày cho tráo nước.
Xem thêm: Xơ dừa đã qua xử lý.
4. Công dụng của tro trấu đối với cây trồng
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng do tro trấu chứa khí nito dạng hợp chất cũng như những chất khác như: canxi, kali, photpho.
- Có tác dụng làm tơi xốp đất do có khả năng kích thích những sinh trùng có lợi trong gieo trồng như giun.
- Bên cạnh đó, tro trấu còn có tác dụng phòng trừ sâu bệnh. Dù không trực tiếp tiêu diệt mầm sâu bệnh, nhưng tro trấu giúp hạn chế phần nào sâu bệnh, giúp lá dày và cứng cáp hơn.
- Khi kết hợp tro trấu với xơ dừa sẽ tạo nên một hợp chất tốt cho cây. Hợp chất này không chỉ giúp đất tơi xốp mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất được diễn ra hiệu quả hơn.
- Hơn thế nữa, khi trồng hoa hay cây kiểng, người ta thường sử dụng tro trấu, mùn dừa phối trộn với phân chuồng để tạo ra giá thể trồng cây. Nhờ vậy làm cho rễ cây có xu hướng bị nén chặt hơn.
- Về lâu dài, khí hậu nước ta có ẩm độ cao kèm với mùa mưa thường kéo dài. Đặc biệt, mưa dai dẳng làm cho bộ rễ kiểng lúc nào cũng đọng nước. Vì thế, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh sinh sôi nảy nở. Cây thường bị vàng lá, bộ rễ không phát triển.
- Ở trường hợp này, người sản xuất hoa kiểng có xu hướng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để khống chế nguồn bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng vỏ trấu đốt than tồn tính làm giá thể trồng cây kiểng có thể khắc phục được nhược điểm này.
- Trấu hun: Là trấu được đốt trong điều kiện thiếu oxy, sau quá trình này trấu sẽ sạch mầm bệnh, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cây trồng như kali và carbonhydrat.
- Vỏ trấu: Vỏ trấu tươi gần như không có công dụng khi làm phân bón cho cây trồng vì cây không hấp thụ được. Vỏ trấu ủ hoai mục chứa nhiều dinh dưỡng chủ yếu là đạm nên rất tốt cho cây.
Xem thêm: Phân bón cho hoa, cây kiểng.
5. Ưu điểm của tro trấu
- Không mầm bệnh, không vi khuẩn.
- Chứa nhiều kali.
- Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng nhờ thoáng khí.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Giữ phân tốt, hút nước, giữ nước tốt.
Xem thêm: Phân trùn quế.
6. Nhược điểm
- Không thể thay thế toàn bộ đất trồng cây do dinh dưỡng kém.
- Không tốt cho rễ cây trồng do hấp thụ nhiệt (vì hàm lượng carbon tương đối cao).
Trên đây là nhưng thông tin về tác dụng cũng như cách xử lý tro trấu đúng cách để tốt cho cây trồng. Bà con có nhu cầu cần tư vấn hãy liên hệ ngay Xuân Nông để được hỗ trợ tốt nhất ạ!
Xem thêm: Nhà màng trồng dưa lưới, Dụng cụ thiết bị tưới, Dung dịch thủy canh cây ăn quả, Đất sạch, giá thể trồng cây, Hạt giống dưa lưới.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)