Trồng dưa lưới trong nhà màng

logo xuannong

sl3
sl4

Trồng dưa lưới trong nhà màng

Trồng dưa lưới trong nhà màng

Dưa lưới (Cucumis melo L.)  thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới có quả hình ôval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngả xanh màu vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt của quả dưa vân lưới thường có màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ. Có nhiều giống khác nhau cũng như nhiều loại kích cỡ khác nhau. Ngày nay , trồng dưa lưới trông nhà màng được khá nhiều người quan tâm vì hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại rất lớn.

1. Thời vụ trồng dưa lưới:

- Vụ Hè: Gieo hạt tháng 4 và thu hoạch vào tháng 6

- Vụ Thu: Gieo hạt tháng 7 và thu hoạch vào tháng 9

- Vụ Đông: Gieo hạt tháng 9 và thu hoạch vào tháng 12Khoảng cách, mật độ trồng

2. Mật độ trồng:

Trồng cây bằng bọc nilon với kích thước bọc 40 x 40 cm (tương đương thể tích bọc là 40 dm3; bọc màu trắng và đục lỗ ở dưới đáy túi; Trồng 1 cây/bọc và trồng theo hàng đôi, khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 40 cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 40 cm; khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 1,6 m.

Mật độ: Tùy theo mùa vụ mà bố trí mật độ phù hợp, vào những tháng mưa nhiều ánh sáng yếu, thường gây nên hiện tượng tạo lưới không đều và nứt quả.

            – Mùa khô: 2.000 – 2.200 cây/1.000 m2.

            – Mùa mưa: 1.500 – 2.000 cây/1.000 m2.

Thời điểm trồng: Trồng vào lúc trời mát là tốt nhất và chọn cây phải đồng đều, cây khỏe mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh hại.

3. Hướng dẫn cách ngâm ủ và ươm hạt giống dưa lưới:

Ngâm ủ, gieo hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm 6 – 8 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm đến khi hạt nứt nanh.

Chúng ta nên dùng khay ươm bằng xốp với độ dài khoảng 50cm, rộng 30 – 35cm, sâu 5 – 7cm. Thông thường là 50 lỗ gieo hạt trên 1 khay ươm. Đồng thời, nhiệt độ cho việc nảy mầm lý tưởng nhất trong khoảng 28 độ C.

Ngoài ra phương pháp này cần chuẩn bị giá thể ươm hạt dưa lưới. Bằng cách sử dụng xơ dừa, phân hữu cơ và tro trấu đã qua xử lý trộn theo tỉ lệ 7:2:1 bỏ đầy lỗ mặt khay. Sau đó, chúng ta gieo 1 hạt trên 1 lỗ.

dưa luoi

4. Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt

Nưới tưới: Sử dụng nguồn nước sạch, pH nước tốt nhất từ 6,0 – 7,0. Có thể sử dụng nước giếng khoan hay nước sông không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng trên giá thể trong nhà màng, thường dùng phân hữu cơ có chứa các nguyên tố cần thiết. Chẳng hạn như Ca, K, Mg, N, S, P. Những loại phân này sẽ được hòa tan với nước tạo thành dung dịch giàu dinh dưỡng để tưới cho cây.

Vì thế, nên chuẩn bị các trang thiết bị tối thiểu cho một hệ thống tưới nhỏ giọt: Bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dây dẫn dinh dưỡng, ống PVC, bộ lọc và bộ định giờ (timer và van từ). sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt với chiều dài dây tưới là 60 cm,đường kính 4 mm; dây tưới này được cắm trực tiếp vào đường ống đẫn dinh dưỡng theo hàng với đường kính ống là phi 16. Bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, mỗi bọc nilon cắm 1 dây tưới nhỏ giọt nên số lượng dây tưới tương đương với số lượng bọc nilon. 

tưới nhỏ giọt trong nhà màng

5. Chăm sóc

- Treo cây : Cây được treo cố định sau khi trồng 7 – 10 ngày (cây cao khoảng 50 cm), sử dụng dây để buộc sát gốc dưa lưới, hàng ngày quấn ngọn dưa lưới theo dây buộc.

- Tỉa chồi : Cây được tỉa bỏ các cành cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để lại các cành cấp 1 mang trái từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn, cành mang trái để lại 2 lá thật đầu tiên, còn các cành còn lại không mang trái cắt bỏ.

- Thụ phấn : Thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay.

+ Thụ phấn bằng ong: Sử dụng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn 1.000 m2 là 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu, bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (khoảng 15 – 20 ngày sau trồng); Thả vào lúc mát mẻ.

+ Thụ phấn bằng thủ công: Do con người thực hiện, khi cây xuất hiện hoa cái thì tiến hành thụ phấn,sử dụng phấn hoa đực để chụp lên đầu nhụy hoa cái, thụ phấn trước 9 giờ sáng, tiến hành thụ phấn liên lục trong vòng khoảng 7 ngày, khi hầu hết (100%) cây đều đậu quả thì ngưng thụ phấn.

+ Tỉa quả: Mỗi cây dưa lưới chỉ nên để 1 quả để có chất lượng tốt nhất, khi cây đậu quả, quả có đường kính trên 2 cm thì tiến hành tỉa quả, chỉ để lại 1 đến 2 quả trên cây, còn các quả còn lại tỉa bỏ hết nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Vị trí để quả là từ nách lá thứ 10 đến nách lá thứ 15.

+ Bấm đọt thân chính: Sau khi cây được 25 lá thì tiến hành bấm ngọn thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

trong dua luoi trong nha mang

6. Thu hoạch:

Tuỳ vào từng loại giống thời gian thu hoạch sẽ khác nhau. Đặc điểm nhận dạng trái dưa lưới chín là cuống bị nứt, vỏ trái chuyển màu xanh > xám. Với dưa lưới vỏ vàng có thể nhận biết được màu quả vàng chanh > vàng cam, có mùi thơm nhẹ. Với cây thì lá già, dày, bắt đầu vàng, thân từ xanh > vàng, tua cuốn héo.

Xem thêm : Mô hình nuôi tôm công nghệ cao là gì? Nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới phát triển vượt bật 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG

Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)

 

 

Danh mục sản phẩm

he-thongcuahang

 

 

CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

  • GCNĐKKD: 57B8010726
  • Ngày cấp : 6/05/2022
  • Nơi cấp: UBND Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
  • Được hỗ trợ bởi: CTY TNHH ĐT&PTNN XUÂN NÔNG
  • 352C Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ( Siêu thị)
  • 1484 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ ( Xưởng cơ khí)
  •  0889008222
  • ( Cuộc gọi được ghi âm để phục vụ tốt hơn)
  • [email protected]
  •     Giờ mở cửa : 8:00 - 19:00

Vận chuyển & thanh toán

Chứng nhận