Tuyến trùng hại cây trồng

logo xuannong

sl3
sl4

Tuyến trùng hại cây trồng

z3304201905802 85e0d3a446706fbd7bbaaef14c559fde

 

Đặc điểm

☑ Do kích thước chỉ từ 0,5 – 2 mm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát chúng được thông qua kính hiển vi.

☑ Chúng sống trong các mô tế bào cây trồng, chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo nên các khối u sần hoặc bị hoại tử khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây bị giảm từ đó khiến cây sinh trưởng kém, vàng lá và chết.

 Tuyến trùng tồn tại và sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ ẩm đất trồng, số lượng rễ cây, kết cấu đất, độ PH và oxy trong đất…

☑ Chúng không thể tồn tại trong đất khô nhưng có thể sống được trong đất có độ ẩm 100% (loài Meloidogyne). Nếu rễ cây phát triển mạnh thì tuyến trùng có mật độ cao và ngược lại, đất có kết cấu sét nhiều thì tỷ lệ tuyến trùng ít hơn đất cát, đất có PH thấp (đất chua) mật độ tuyến trùng nhiều…

Hình thức ký sinh

☑ Nội ký sinh: bao gồm những tuyến trùng chui vào trong rễ, nằm bên trong và chích hút các tế bào trong rễ. Hình thức này làm cho các tế bào rễ trương phình, gây ra những nốt sần trên rễ nên người ta còn gọi nhóm tuyến trùng này là tuyến trùng nốt sần.

☑ Ngoai ký sinh: tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đất và nước, khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong rễ. Nhóm tuyến trùng này còn được gọi là tuyến trùng gây thối nhũng.

☑ Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui một phần cơ thể (phần đầu) vào bên trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở ngoài môi trường đất gây ra nốt sần cho rễ cây.

Dấu hiệu nhận biết tuyến trùng 

 

Capture

 

Tuyến trùng tấn công trực tiếp vào bộ phận rễ của cây trồng. Một số biểu hiện ban đầu của cây như sau: cây kém phát triển, héo úa, thiếu sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm.

Chúng thường không gây chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, còi cọc. Và những triệu chứng cũng không xuất hiện đồng đều trên toàn vườn do mật độ phân bố tuyến trùng không đều.

Không những thế, chúng còn tạo ra vết thương khác nhau trên rễ cây, gián tiếp “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn thậm chí là truyền vi rút gây hại cho cây.

Rễ cây – triệu chứng dưới mặt đất

     Triệu chứng của bệnh do tuyến trùng nốt sưng  rễ cây là rất rõ  với nhiều bướu hoặc nốt u sưng được hình thành trên hệ thống rễ của những cây bị nhiễm bệnh. Mức độ bướu rễ phụ thuộc vào 3 yếu tố là mật số tuyến trùng, loài (species) và chủng (race) tuyến trùng Meloidogyne, loài cây ký chủ và thậm chí là giống (cultivar) cây. Khi mật số tuyến trùng gia tăng thì số lượng nốt sưng cũng tăng lên và khi có nhiều tuyến trùng xâm chiếm một vùng gần nhau sẽ hình thành những nốt u sưng lớn. Loài tuyến trùng Meloidogyne hapla tạo nốt u sưng chỉ nhỏ bằng một nửa nốt u sưng do loài tuyến trùng M. incognita tạo nên trên cùng cây ký chủ. Cuối cùng là mỗi loại cây trồng có phản ứng khác nhau đối với việc nhiễm tuyến trùng gây u sưng rễ (Hình 3, 4, 5). Rễ cà rốt bị nhiễm bệnh điển hình với nhiều nốt sưng hình thành ở rễ tơ (Hình 2, 6). Bướu do tuyến trùng gây nốt u sưng trên cây xà lách giống như những hạt nhỏ (Hình 4, 7). Trên cây cỏ và hành tây, u sưng thường nhẹ và không đáng kể (Hình 8). Tùy thuộc vào loại cây trồng bị ảnh hưởng và mức độ nhiễm bệnh, những triệu chứng này thường có thể dẫn đến tổn thất kinh tế đáng kể cho người trồng.

123

Tuyến trùng gây u sưng rễ có phổ ký chủ rất rộng. Do đó, người nông dân khó có thể kiểm soát loại tuyến trùng này bằng biện pháp luân canh. Những vùng trồng bông bị nhiễm M. incognita thường được trồng luân canh với đậu phộng để làm giảm mật số tuyến trùng nhưng đậu phộng lại là một ký chủ ưa thích của loài M. arenaria race 1 và cả loài M. incognita. Đất canh tác của nông dân có vấn đề với tuyến trùng M. javanica thường luân canh bằng ớt chuông nhưng ớt chuông cũng là cây ký chủ của M. incognita. Hai ví dụ này chứng minh tầm quan trọng của việc cần thiết phải biết loài tuyến trùng Meloidogyne đang hiện diện để có phương thức luân canh phù hợp. Ngoài sự khác nhau về khả năng gây bệnh đối với những cây trồng chuyên biệt, người nông dân cần có hiểu biết về mức độ chuyên môn sâu hơn. Ví dụ như loài M. hapla không thể sinh sản trên những loài cây cỏ, ngược lại, loài M.graminis chỉ sinh sản trên những loài cây cỏ. Do đó, những người có đất trồng rau bị gây hại bởi  loài M. hapla có thể luân canh với ngô và lúa mì.

Những triệu chứng trên mặt đất

    Mặc dù những thiệt hại gây ra bởi tuyến trùng gây u sưng rễ chẩn đoán được đều nằm dưới mặt đất, một số triệu chứng có thể được quan sát ở phía trên mặt đất. Những cây bị ảnh hưởng nặng  thường bị héo vì bướu/u rễ làm  hạn chế khả năng hấp thu và vận chuyển nước cũng như dinh dưỡng ở các phần còn lại của cây. Những cây bị ảnh hưởng nặng có thể bị héo mặc dù nước trong đất thừa, đặc biệt là vào buổi chiều. Cây trồng cũng có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng vì bướu/u rễ làm giảm khả năng hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng từ đất. Việc bón thêm phân sẽ không làm giảm triệu chứng vàng lá do tuyến trùng nốt sưng. Những cây bị nhiễm tuyến trùng u sưng trên đồng ruộng thường còi cọc và giảm năng suất. Đối với những cây trồng mẫn cảm như xà lách và cà rốt thì mật độ tuyến trùng ban đầu chỉ từ 2 con và < 1 trứng tuyến trùng / 1 cm đất đã gây ra thiệt hại về kinh tế. Ở mật số cao, tuyến trùng gây nốt sưng có thể giết chết cây ký chủ, đặc biệt là những cây mới trồng có ít rễ (Hình 1).

     Các triệu chứng trên mặt đất thường xuất hiện cục bộ bởi vì tuyến trùng di chuyển chậm trong đất, vùng nhiễm bệnh sẽ từ từ lan rộng từ một điểm ban đầu. Điều này dẫn đến một vùng lớn bị nhiễm thường bao quanh bởi những cây không bị bệnh (Hình 1). Biện pháp canh tác và những biện pháp vật lý khác làm di chuyển đất và cây trồng sẽ làm phát tán tuyến trùng gây u  sưng rễ.

Biện pháp phòng trừ

☑ Áp dụng biện pháp luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống sạch bệnh, giá thể làm bầu cây cần xử lý đảm bảo không có mầm mống bệnh…

☑ Không dọn sạch hết cỏ trong vườn nhằm phân tán, giảm bớt lực lượng của tuyến trùng tấn công vào cây trồng “mục tiêu”. Sau khi cỏ cao thì cắt bớt phần ngọn bỏ tại vườn để giữ ẩm đất vào mùa khô và tạo độ tơi xốp cho đất.

☑ Tiêu hủy các cây bị bệnh nhất là bộ rễ cần phải được dọn sạch bằng cách bỏ đốt hoặc bỏ vôi.

Biện pháp canh tác

☑ Tăng cường bón phân hữu cơ được ủ khoai mục bằng nấm trichoderma có tác dụng đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh.

☑ Dùng các loại cây có tính kháng tuyến trùng có tác dụng gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng như: Hạt cây củ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây bông cúc vạn thọ, hạt cây thầu dầ,…

☑ Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

☑ Không sử dụng quá nhiều phân hóa học đa lượng (đạm, lân, kali) để thúc cây lớn nhanh mà bón bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng….

☑ Cần kiểm tra PH đất định kỳ bằng giấy quỳ tím, nhất là với cây ăn quả để có cách xử lý kịp thời sao cho đất trồng không bị chua (đây là loại đất có mật độ tuyến trùng nhiều).

 

Xem thêm

Thuốc trừ sâu sinh học

Phân bón

Vật tư nhà lưới

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG

Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Hotline: 0901087973 hoặc 0889008222 (zalo)

Danh mục sản phẩm

he-thongcuahang

 

 

CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

  • GCNĐKKD: 57B8010726
  • Ngày cấp : 6/05/2022
  • Nơi cấp: UBND Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
  • Được hỗ trợ bởi: CTY TNHH ĐT&PTNN XUÂN NÔNG
  • 352C Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ( Siêu thị)
  • 1484 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ ( Xưởng cơ khí)
  •  0889008222
  • ( Cuộc gọi được ghi âm để phục vụ tốt hơn)
  • [email protected]
  •     Giờ mở cửa : 8:00 - 19:00

Vận chuyển & thanh toán

Chứng nhận