Các phương pháp phơi cà phê phổ biến hiện nay

logo xuannong

Các phương pháp phơi cà phê phổ biến hiện nay

28/11/2022 - 15:56

     Sau khi thu hoạch xong, trái cà phê được đưa vào công đoạn chế biến khô với phần mở đầu quy trình là phơi khô cà phê. Phơi khô, sấy khô là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của chế biến cà phê. Vậy phơi cà phê cần lưu ý những gì? Và phương pháp phơi cà phê nào phổ biến nhất hiện nay? Xuân Nông mời Bà con cùng tìm hiểu ạ!

 

1. Phơi sấy cà phê là như thế nào?

 

các phương pháp phơi cà phê phổ biến

 

Phơi cà phê trong nhà kính

 

    Tất cả các loại cà phê đã qua chế biến dù theo phương pháp ướt, bán ướt hay tự nhiên đều phải được làm khô ở một số công đoạn chế biến. Công đoạn này không hề đơn giản, nó yêu cầu phải có kỹ thuật cao vì chúng có khá nhiều công đoạn cần sấy khô. Có hai yếu tố chính góp phần làm cho cà phê khô: nhiệt độ và luồng không khí. Theo thời gian, nhiệt độ và sự lưu thông không khí sẽ làm giảm độ ẩm bên trong cà phê nhân.

 

2. Những lưu ý khi phơi sấy cà phê

 

    Trong suốt quá trình phơi sấy, điều quan trọng là phải ghi nhớ các giới hạn nhiệt độ đối với từng loại phương pháp chế biến:

    - Không nên sấy khô nhân cà phê trong vỏ trấu (tức sau chế biến ướt hoặc mật ong) ở nhiệt độ cao hơn 40°C, Đối với cà phê nguyên vỏ tự nhiên không được sấy trên 45°C.

    - Cà phê nên được giữ ở nhiệt độ ổn định trong một số thời gian nhất định của giai đoạn sấy. Độ ẩm cũng cần được theo dõi để tránh nấm mốc phát triển trong hạt cà phê. Độ ẩm trước khi sấy sẽ từ 40 đến 50%, và nên giảm xuống 11 đến 12%.

    - Khi sử dụng máy sấy cơ học, cà phê nói chung sẽ được làm khô trước dưới ánh nắng mặt trời ở một mức độ nào đó. Máy sấy sau đó sẽ được sử dụng để hoàn thành quá trình với độ độ chính xác cao hơn.

    - Trong quá trình sấy khô cà phê phải để ý những điều kiện tác động lên độ ẩm và luống không khí. Nếu sấy trong môi trường ẩm ướt, hơi ẩm trong không khí cao, thì độ ẩm trong hạt cà phê thoát ra ngoài là không đáng kể. Trường hợp phơi cà phê dưới ánh nắng mặt trời quy mô lớn, cần chú ý vào độ phân bổ của hạt cà phê, tránh để cà phê xếp chồng lên nhau quá nhiều. Dẫn đến độ ẩm trong hạt cà phê không đồng đều trong cùng một mẻ.

    - Một lưu ý đối với các nhà sản xuất là không nên trộn lẫn các loại hạt khác nhau trong quá trình phơi khô, các giống khác nhau sẽ có mật độ khác nhau, và do đó chúng khô với tỷ lệ khác nhau. Điều quan trọng là không trộn lẫn các lô hạt cà phê được làm khô từ các ngày khác nhau. Chúng không chỉ chênh lệch về mức độ ẩm, mà một phần độ ẩm đó có thể được chuyển từ những hạt “còn ướt” sang những hạt “khô hơn”. Đổi lại, điều này dẫn đến hoạt độ nước cao và thúc đẩy quá trình oxy hóa.

    Xem thêm: Nhà kính phơi nông sản Xuân Nông.

 

3. Các phương pháp phơi cà phê phổ biến hiện nay.

 

3.1 Phơi trực tiếp

 

các phương pháp phơi cà phê 1

 

Phương pháp phơi cà phê trực tiếp trên sân ngoài trời

 

    Phương pháp truyền thống và cũng rất phổ biến tại Việt Nam vì phương pháp này có chi phí rẻ. Phơi cà phê trên sân phơi bằng bê tông hoặc nền đất trải bạt. Nó giúp làm khô một lượng lớn hạt cà phê trên một bề mặt bằng phẳng. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên cần có bề mặt khô ráo, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

    Phương pháp phơi trực tiếp thường được sử dụng để sấy khô hạt cà phê nguyên vỏ. Đây là đầu vào của phương pháp chế biến cà phê khô. Đối với cà phê phơi ngoài trời, nên trải các lớp hạt thật mỏng, không quá 3cm và cào đảo liên tục để đảm bảo luồng không khí lưu thông qua khối hạt. Nếu được phơi trên luống cao, luồng không khí sẽ dễ dàng đi qua khối hạt để hạ độ ẩm giảm xuống một cách đồng đều. Bằng cách này, nếu các lớp hạt được trải mỏng, nhiệt độ tốt và có luồng gió lưu thông. Thời gian phơi một mẻ cà phê thường kéo dài từ 2-4 tuần tùy vào thời tiết và khí hậu. Trong quá trình phơi, người ta cũng có bổ sung thêm nhiều kỹ thuật như ủ, cân bằng ẩm.

    Nhược điểm là thời gian khô lâu và chất lượng sản phẩm không cao, không kiểm soát được nhiệt độ khi phơi cà phê. Dễ gặp rủi ro nếu thời tiết không thuận lợi và có mưa bất thường.

    Xem thêm: Tác dụng, phương pháp sử dụng của một số loại lưới nông nghiệp.

 

3.2 Phơi cà phê trên giàn

 

các phương pháp phơi cà phê

 

Phơi cà phê trên giàn

 

    Giàn phơi thiết kế cho mục đích phơi hạt cà phê được làm bằng gỗ hoặc sắt có lưới, độ cao khoảng 1m. Giàn phơi cao tạo điều kiện cho không khí lưu thông tốt hơn cho lớp trên và dưới của hạt cà phê. Giúp hạt được thoát ẩm toàn diện hơn. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, không chỉ bởi các nhà sản xuất cà phê đặc biệt mà còn cả các nhà sản xuất cà phê cao cấp.

 

3.3 Phơi cà phê trong nhà kính

 

nhà kính phơi cà phê

 

Phơi cà phê trong nhà kính

 

    Phương pháp phơi trong nhà kính thường được dùng để phơi nhân cà phê đã được tách vỏ. Đây là một công đoạn trong kỹ thuật chế biến ướt. Nhân cà phê tươi, sau khi được chà vỏ sẽ được xếp lên khay, bạt, kệ và được đưa vào phơi trong nhà kính. Nhờ hiệu ứng nhà kính giúp tăng nhiệt độ sấy mà hạt cà phê được khô nhanh hơn.

 

nha kinh phoi nong san

 

Nhà kính phơi nông sản Xuân Nông

 

    Xem thêm: Những điều cần biết về nhà kính phơi sấy nông sản.

    Ưu điểm của phương pháp phơi trong nhà kính:

    - Chất lượng hạt cà phê khi phơi được đảm bảo tốt hơn và không bị nhiễm bụi bẩn, ô nhiễm từ môi trường, ngăn ngừa được các loại côn trùng và động vật gặm nhấm phá hoại hạt cà phê Nhược điểm là đầu tư cao và tốn nhiều công hơn.

    - Nhà kính có thể chịu được các điều kiện thời tiết tốt trong nhiều năm sử dụng, và khả năng ánh sáng  lớn của vật liệu lợp cho phép sân phơi nhận được lượng ánh nắng lớn để phơi cà phê

    - Nhiệt độ bên trong nhà kính sẽ cao hơn một chút so với bên ngoài khi đóng kín, và nhà kính giúp che mưa hoàn hảo nên sẽ không phải bận tâm đến trời mưa trong quá trình phơi giúp quá trình phơi diễn ra nhanh hơn bình thường không phải tốn công chạy mưa cũng như không phải canh tình hình thời tiết để thu gom cà phê vì thế giảm số lượng nhân công làm việc so với phương pháp phơi bạt truyền thống

    - Có thể duy trì được nhiệt độ ấm áp trong nhà kính khi trời tối nên có thể để hạt cà phê qua đêm

    - Tạo ra không gian phơi có tính thẩm mỹ cao và tạo thiện cảm tốt cho những người mua cà phê từ đó nâng cao được giá trị sản phẩm

    Trên đây là các lưu ý và các phương pháp phơi cà phê phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để chất lượng cà phê được tốt hơn các cơ sở xuất thường lựa chọn phương pháp phơi trên giàn và phương pháp phơi trong nhà kính. Bà con cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay Xuân Nông để được hỗ trợ tốt nhất ạ!

    Xem thêm: Nhà kính phơi cà phê Xuân Nông, Nhà kính phơi phân hữu cơ, Nhà màng trồng dưa lưới, Nhà lưới giá rẻ, Nhà màng trồng thủy canh.

 

 

 Ks. Trà Mi (sưu tầm)

THÔNG TIN LIÊN HỆ:    

 

HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG

Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)

 

 

 

Xem 2152 lần

Danh mục sản phẩm

he-thongcuahang

 

 

CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

  • GCNĐKKD: 57B8010726
  • Ngày cấp : 6/05/2022
  • Nơi cấp: UBND Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
  • Được hỗ trợ bởi: CTY TNHH ĐT&PTNN XUÂN NÔNG
  • 352C Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ( Siêu thị)
  • 1484 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ ( Xưởng cơ khí)
  •  0889008222
  • ( Cuộc gọi được ghi âm để phục vụ tốt hơn)
  • [email protected]
  •     Giờ mở cửa : 8:00 - 19:00

Vận chuyển & thanh toán

Chứng nhận