Khí hậu Việt Nam rất thích hợp để nấm rơm sinh trưởng và phát triển, nên nhiều Bà con đã lựa chọn nghề trồng nấm rơm là nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình, nếu trồng nấm rơm ngoài trời theo phương pháp truyền thống thì thời vụ thích hợp để trồng nấm rơm là từ khoảng tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Tuy nhiên trong các tháng đó nếu gặp mưa nhiều thì nấm sẽ mất mùa. Để hạn chế những bất lợi của thời tiết làm ảnh hưởng đến nâng suất, nhiều Bà con đã chuyển sang mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính hay nhà màng. Mô hình này không những hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời tiết mà còn nâng cao năng suất, thậm chí cho thu hoạch gần như quanh năm. Vậy kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kính, nhà màng như thế nào để đạt năng suất cao? Xuân Nông mời Bà con cũng tìm hiểu ạ!
1. Nhiệt độ thích hợp để trồng nấm rơm trong nhà kính, nhà màng
- Theo kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà sợi nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 30- 35 độ C và cho sự hình thành quả thể là từ 28-30 độ C. Ngoài khoảng nhiệt độ này nấm rơm khó phát triển.
Xem thêm: Ưu điểm mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính
2. Xử lý nguyên liệu
Xử lý rơm
- Nấm rơm có thể được trồng bằng mùn cưa hoặc bã mía đã qua xử lí tuy nhiên để nấm có thể phát triển tốt nhất bà con nên dùng rơm để trồng.
- Rơm được chọn trồng nấm cần đảm bảo là rơm rạ đã được phơi khô, có mùi thơm đặc trưng của rơm và không bị nấm mốc hoặc quá mục nát.
- Rơm được làm ướt trong nước vôi (3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước), vun đống, ủ 2-3 ngày đảo một lần. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày. Nguyên liệu quá ướt cần trải rộng ra phơi trước khi đem trồng. Rơm đủ ướt (khi vắt cọng rơm có nước chảy thành giọt) là tốt nhất. Nếu khô quá cần bổ sung thêm nước khi đảo đống ủ.
3. Đóng mô nấm rơm
- Đặt khuôn (có thể vun thành luống không dùng khuôn) sao cho thuận lợi khi đi lại, chăm sóc nấm và tiết kiệm diện tích.
- Chiều ngang mặt mô từ 0,3-0,4 mét, chiều cao từ 0,35 – 0,4 mét. Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 10-12 cm. Cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 4-5 cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rộng đều khắp trên bề mặt (lớp thứ 4).
- Lượng giống cấy cho 1,2 m mô khoảng 200-250 g. Mỗi lớp giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh làm thành mô. Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng được 90-100 mét mô nấm.
Xem thêm: nhà màng giá rẻ Xuân Nông
4. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống
- Sau 3-5 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo nếu bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô thì cần phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh. Chú ý nếu tưới mạnh (hạt nước lớn) dễ làm sợi nấm tổn thương, ảnh hưởng tới năng suất vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra tận phía ngoài thành mô.
- Đến ngày thứ 7-8 bắt đầu xuất hiện nấm con (giai đoạn ra quả), 3-4 ngày sau nấm lớn nhanh to bằng quả táo, quả trứng, vài giờ sau nấm có thể sẽ nở ô dù.
- Nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2-3 lượt nước cho một ngày. Lượng nước tưới một lần rất ít (0,1 lít cho 1,2 mét mô/ngày). Nếu tưới quá nhiều nấm dễ bị thối chân và chết.
5. Phòng bệnh và sâu bệnh cho nấm rơm
Biện pháp phòng trừ bệnh hại có nguy cơ xảy ra cho nấm:
- Xử lý kỹ nền đất: bà con cần phơi nắng, tưới nước, xới, rắc vôi. Thay đổi nền đất theo thời gian định kỳ.
- Xử lý nguyên liệu: Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, nấm… đảm bảo độ ẩm, độ PH thích hợp.
- Xử lý dụng cụ trồng nấm: Giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụng trồng nấm.
- Giữ ấm mô nấm: Luôn giữ mô ở nhiệt độ 32-35 độ C, trời lạnh che phủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt, trời quá lạnh sưởi ấm bằng than củi.
- Phòng bệnh: Theo dõi để phát hiện bệnh, diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan, dọn vệ sinh và chùi rửa kệ trồng sau mỗi lần trồng.
6. Cách thu hái nấm
- Khi thu hái hết nấm đợt 1 cần nhặt sạch tất cả các “gốc nấm” và “cây nấm nhỏ” còn sót lại, dùng nilon phủ lại cho đến khi nấm ra thì gỡ bỏ. Ngừng 3-4 ngày sau đó tưới trở lại như ban đầu, để tiếp thu đợt 2. Sản lượng nấm thu hái tập trung đến 70-80% trong đợt đầu, đợt 2 còn lại 15-25%.
- Kể từ lúc trồng đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15-17 ngày sau 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và hái thì kết thúc một đợt nuôi trồng (tổng thời gian 25-30 ngày).
- Hái nấm còn ở giai đoạn hình trứng (trước khi nấm nở dù) là tốt nhất, đảm bảo chất lượng và năng suất cao. Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm.
Bà con cần tư vấn kỹ thuật, lắp đặt hãy liên hệ ngay Xuân Nông để được hỗ trợ tốt nhất ạ!
Xem thêm: nhà màng trồng nấm rơm, nhà màng giá rẻ, nhà kính phơi sấy nông sản, các mẫu nhà lưới, dụng cụ thiết bị tưới.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)