Các loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng

logo xuannong

sl3
sl4

Các loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng

Hiện nay sầu riêng đang là cây trồng mang lại lợi nhuận cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, xin sầu riêng là một loại cây trồng rất "khó tính". Mặc dù không quá kén đất, nhưng sầu riêng đòi hỏi người trồng phải chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ. Với chút kinh nghiệm có được, Xuân Nông sẽ chia sẻ với bà con về những loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình canh tác.

 

cac-benh-tren-sau-rieng

 

Các loại sâu bệnh hại thường gặp trên sầu riêng và cách phòng trừ 

1. Rầy phấn

Rầy phấn là một trong những loại côn trùng gây hại nghiêm trọng nhất cho cây sầu riêng, đặc biệt là trong mùa khô. Cả ấu trùng và rầy trưởng thành đều tấn công bằng cách chích hút nhựa từ lá non và đọt non, khiến lá không thể phát triển, bị biến dạng, khô mép và cuối cùng là rụng lá. Khi mật độ rầy phấn cao, cây sẽ trở nên còi cọc, lá thưa thớt, tán cây không phát triển đầy đủ, làm giảm năng suất hoa, trái bị sượng và phẩm chất kém. Rầy phấn còn tiết ra một loại mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen lá và trái.

Phòng trừ: Khuyến khích sự phát triển của các loài thiên địch tự nhiên như nhện, bọ rùa, ong ký sinh để khống chế rầy phấn.

Duy trì lớp cỏ giữ ẩm trong mùa khô và tăng cường bón phân hữu cơ cho cây khỏe mạnh.

Sử dụng nước phun mạnh lên tán lá để giảm hoạt động của rầy. Khi mật độ rầy cao, có thể phun thuốc trừ sâu kết hợp với thuốc nấm, nên phun 2 lần mỗi cơi đọt, cách nhau 15 ngày.

 

Ray-phan-trang

 

2. Sâu đục trái 

Sâu đục trái là loài gây hại phổ biến, không chỉ trên sầu riêng mà còn trên các loại cây trồng khác như nhãn, ổi, mãng cầu, chôm chôm. Sâu non đục vào bên trong trái, gây hại nghiêm trọng, làm trái bị biến dạng và rụng sớm. Đặc biệt, vết đục còn tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập, gây thối trái.

 

sau-duc-trai

 

Phòng trừ: Bao trái sớm là biện pháp hiệu quả nhất. Bảo vệ và phát huy các thiên địch như bọ xít ăn mồi, nhện ăn thịt, và kiến vàng. Tỉa bỏ trái bị sâu và tiêu hủy, giúp hạn chế sâu tấn công.

Phun thuốc trừ sâu kết hợp với thuốc trừ nấm định kỳ 15 ngày một lần, luân phiên thay đổi gốc thuốc.

 

 

 

3. Sâu đục thân

Sâu đục thân là loài gây hại quanh năm, chúng tấn công trực tiếp vào thân cây, ăn tiện vòng quanh vỏ cây, làm chết phần thân trên và tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.

Phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra từng gốc cây mỗi 15 ngày một lần.

Khi phát hiện sâu, có thể dùng thuốc trừ sâu nguyên chất bơm vào lỗ sâu hoặc moi bắt sâu ra bằng dao bén.

Khi phun thuốc sâu trên lá, hãy nhớ phun cả thân cây để tiêu diệt ấu trùng.

 

sau-duc-than

 

4. Sâu ăn bông

Bướm sâu ăn bông thường đẻ trứng trên chùm hoa, sâu non nở ra sẽ ăn phá các phần non của bông, làm hư hại hoặc khiến hoa rụng sớm. Với số lượng trứng mỗi bướm có thể đẻ lên tới 50-60, sâu ăn bông có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất mặc dù hoa có nhiều.

Phòng trừ: Theo dõi định kỳ 2-3 ngày/lần trong giai đoạn trổ hoa. Khi phát hiện bướm hoặc sâu non, cần tiêu diệt ngay. Sâu non mới nở rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu, nên dễ phòng trừ. Phát huy vai trò của kiến vàng để ngăn chặn sâu.

Phun thuốc trừ sâu thuốc trừ nấm định kỳ 15 ngày một lần, và luân phiên thay đổi gốc thuốc.

 

sau-an-bong

 

5. Rầy nhảy 

Rầy nhảy không chỉ gây hại cho sầu riêng mà còn cho nhiều loại cây trồng khác. Chúng chích hút trên đọt non, lá non và hoa, khiến cây chậm phát triển và dễ bị nấm bồ hóng xâm nhập.

Phòng trừ: Khuyến khích các loài nấm thiên địch như Metarhizium anisopliae phát triển. Phun thuốc trừ côn trùng chích hút để hạn chế rầy nhảy.

 ray-nhay-tren-sau-rieng

 

6. Rệp sáp 

Rệp sáp là loài gây hại phổ biến trên sầu riêng, đặc biệt là trên trái. Chúng bám trên bề mặt trái, chích hút chất dinh dưỡng, làm trái phát triển kém, dễ bị sượng và khó tiêu thụ.

Phòng trừ: Bao trái để hạn chế rệp sáp, duy trì độ ẩm không quá thấp trong mùa khô bằng cách phủ cỏ hoặc tưới đủ nước. Tưới phun trên tán để hạn chế rệp sáp. Bảo vệ và phát huy thiên địch như bọ rùa và ong ký sinh.

Chỉ phun thuốc khi cần thiết, ưu tiên sử dụng thuốc ít ảnh hưởng đến thiên địch. Tỉa bỏ những trái bị rệp nặng và tiêu hủy.

 

rep-sap

 

7. Bọ trĩ

Bọ trĩ là loài gây hại phổ biến ở các vườn sầu riêng tại miền Đông Nam Bộ trong mùa khô. Chúng tấn công lá non, khiến lá bị biến dạng và phát triển kém, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.

Phòng trừ: Duy trì độ ẩm trong mùa khô bằng cách phủ cỏ, bón phân hữu cơ, và tưới nước đủ cho cây.

Sử dụng vòi nước mạnh để tưới lên cây hoặc áp dụng tưới phun trên tán, chỉ phun thuốc khi thực sự cần thiết.

Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu hủy, đồng thời tỉa cành tạo tán thông thoáng để hạn chế nơi trú ẩn của bọ trĩ.

 

bo-tri

 

Việc phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng không hề đơn giản, nhưng nếu bà con kiên trì và áp dụng đúng phương pháp, chắc chắn sẽ đạt được những thành quả xứng đáng. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu và cây sầu riêng ngày càng phát triển tốt!

 

Từ khóa: các loại sâu bệnh trên cây sầu riêng, sâu bệnh hại sầu riêng, thuốc trừ sâu rầy trên cây sầu riêng, các loại bệnh trên cây sầu riêng bệnh đốm lá trên cây sầu riêng, thuốc trị nấm trên cây sầu riêng, bệnh khô cành trên cây sầu riêng, sầu riêng bị nấm lá, thuốc trừ sâu rầy trên cây sầu riêng, thuốc trừ sâu cho cây sầu riêng, các loại sâu bệnh trên cây sầu riêng, bệnh trên cây sầu riêng con, sâu đục trái sầu riêng, côn trùng an lá sầu riêng, cách phun thuốc sầu riêng.

BTV/Cử nhân. Huỳnh Nha

(Sưu tầm)

Danh mục sản phẩm

he-thongcuahang

 

 

CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

  • GCNĐKKD: 57B8010726
  • Ngày cấp : 6/05/2022
  • Nơi cấp: UBND Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
  • Được hỗ trợ bởi: CTY TNHH ĐT&PTNN XUÂN NÔNG
  • 352C Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ( Siêu thị)
  • 1484 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ ( Xưởng cơ khí)
  •  0889008222
  • ( Cuộc gọi được ghi âm để phục vụ tốt hơn)
  • [email protected]
  •     Giờ mở cửa : 8:00 - 19:00

Vận chuyển & thanh toán

Chứng nhận