Trồng dâu tây trong nhà màng có thực sự hiệu quả hay không? Có, điều này đã được kiểm chứng bởi nhiều mô hình trồng dâu tây trong nhà màng khác nhau không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức dâu tây mới hái trong nhà màng với độ tươi ngon và an toàn cao. Hãy đọc những chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm những thông tin về mô hình này cũng như một số mẹo có thể giúp ích cho bạn khi trồng dâu tây trong nhà màng. Mời bà con cùng Xuân Nông tìm hiểu nhé!
1. Tại sao nên trồng dâu tây trong nhà màng?
Dâu tây là một loại cây ăn quả được trồng rất phổ biến trên toàn thế giới và nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng, mọng nước và màu đỏ hấp dẫn. Loại quả này được tiêu thị với số lượng lớn dưới dạng trái cây tươi hoặc trong thực phẩm chế biến như nước trái cây, sữa lắc, kem, bánh ngọt hoặc sôcôla. Do có giá trị cao về mặt kinh tế nên nhiều hộ canh tác đã đầu tư mô hình nhà màng để trồng dâu tây với nhiều lợi ích có thể mang lại:
· - Kiểm soát tốt được nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
· - Tránh bị các loại mầm bệnh, côn trùng tấn công
· - Ngăn ngừa các loại động vật, gặm nhấm phá hoại
· - Bảo vệ cây dâu tây khỏi các điều kiện thời tiết xấu
· - Có thể thay đổi điều kiện nhiệt độ để trồng cây trái vụ
· - Dễ dàng thay đổi môi trường qua từng giai đoạn phát triển
Các loại vật liệu làm nhà màng hiện nay khá đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau nhưng loại được sử dụng phổ biến nhất là màng PE. Loại vật tư này có nhiều ưu điểm phù hợp như giá rẻ, dễ thi công, vận chuyển, phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu và có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
2. Các yếu tố cần thiết khi trồng dâu tây trong nhà màng
Đất trồng
Dâu tây phát triển mạnh mẽ trên đất giàu dinh dưỡng, có độ chua và có khả năng thoát nước tốt. Do đó, khi trồng trong luống thì nên làm luống cao và có rãnh thoát nước còn khi trồng trong chậu hoặc máng thì phải có nhiều lỗ thoát nước. Sử dụng thêm phân trộn hoặc các loại đất có nhiều chất hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là trong quá trình cây con và kết quả.
Có thể phủ thêm các lớp rơm rạ hoặc màng nông nghiệp màu đen trên bề mặt đất trồng dâu tây để giữ cho đất không bị khô và rễ cây được mát mẻ, không bị quá ẩm.
Nhiệt độ và ánh sáng
Dâu tây ưa nhiệt và cần nhiều ánh sáng mặt trời vì vậy phải luôn đảm bảo các lớp phủ nhà kính luôn sạch sẽ để cung cấp lượng ánh sáng đầy đủ cho cây. Lượng ánh sáng lý tưởng mà cây dâu tây mỗi ngày nhận được là khoảng 6 tiếng.
Nhiệt độ nhà kính nên duy trì ở khoảng 16°C là phù hợp nhất đối với cây dâu tây. Sương giá sẽ ảnh hưởng xấu đến cây dâu tây nhưng trong môi trường nhà màng thì ảnh hưởng này sẽ được loại bỏ. Khi tới thời gian thu hoạch dâu tây thì nên giảm nhiệt độ bên trong nhà màng để giữ tính mát mẻ trong không gian nhà màng. Điều này sẽ cần thiết cho việc ra hoa của cây vào mùa sau.
Tưới nước và bón phân
Vì nhà màng thường có nhiệt độ cao và cây dâu tinh thì bám rễ nông nên nhanh bị khô. Do đó, việc tưới nước thường xuyên rất quan trọng, đặc biệt là trong mùa hè. Tuy nhiên, tránh tưới nước quá nhiều lên phần ngọn cây hoặc quả vì nước có thể ứ động lại và gây thối rữa các phần đó.
Tốt nhất nên tưới cây từ phần thân xuống, còn nếu muốn tười nước từ trên cao thì chỉ nên làm vào buổi sáng để giảm thiểu thời gian thấm nước vào cây và quả. Việc bón phân nên thực hiện khi hoa nở với phân bón có dạng lỏng trong khoảng 2 tuần 1 lần hoặc có thể lâu hơn một chút.
Phòng bệnh
Việc trồng trong nhà màng giúp cây dâu tây tránh được sự tấn công của các loài gây hại như ốc sên, chuột, bọ xít, côn trùng và chim. Cây dâu tây cũng sẽ có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn trong nhà màng và ngăn chặn vấn đề lây lan.
Tuy nhiên vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh như giữ cho nhà màng sạch sẽ và theo dõi cây hằng ngày để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu của mầm bệnh. Dâu tây dễ bị các bệnh nấm nếu như chọn giống không tốt vì vậy việc lựa chọn giống cây uy tín là rất cần thiết và khi trồng nên có khoảng cách hợp lý giữa các cây để ngăn chặn khả năng lây lan mầm bệnh.
3. Một số lưu ý khi trồng dâu tây trong nhà màng
- Để đảm bảo cây dâu có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong nhà màng, chúng ta nên chọn những cây giống chất lượng cao tại những vườn ươm uy tín.
- Nên trồng cây dâu trên đất nền, chậu hoặc luống cao để cây dâu có thể thoát nước tốt
- Đảm bảo đào lỗ trồng đủ sâu để chứa toàn bộ hệ thống rễ mà không làm cong chúng và đảm bảo phần thân cây nằm trên bề mặt đất
- Xới đất thành luống cao sẽ giúp mang lại điều kiện tốt nhất cho cây dâu phát triển. Sau đó phủ luống để điều tiết lượng nước thất thoát và giảm thiểu sự xâm nhập của cỏ dại
- Không nên trồng cây dâu tây quá sâu vì điều này có thể khiến rễ cây bị thối
- Khoảng cách giữa các cây dâu tây phải đủ lớn, không quá rộng cũng không quá hẹp. Thông thường nếu trồng cây dâu tây trên đất thì khoảng cách giữa các cây là 45cm và giữa các hàng là 75cm
- Nếu trồng cây trong luống thì hãy đặt rễ ra trong rãnh và đảm bảo thân rễ nằm ngang với luống đất, Điều này cũng tương tự như việc trồng trong chậu nhưng đường tối thiểu của chậu phải là 15cm và có nhiều lỗ để thoát nước
- Có thể bón phân hữu cơ hòa tan trong nước có lượng kali cao đến việc thúc đẩy quá trình đậu quả
- Nếu trồng bằng hạt thì sẽ cần kiên nhẫn một chút vì có thể sẽ mất khoảng một tháng để hạt dâu tây nảy mầm và đến khi thu hoạch sẽ lâu hơn.
Trồng dâu tây trong nhà màng sẽ thực sự có hiệu quả nếu bạn nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, từ đó giúp cây dâu tây mang lại những sản phẩm thu hoạch có chất lượng và cho năng suất cao. Cây dâu tây chỉ thích hợp trồng ở vùng lạnh, trong khi đó nhu cầu sử dụng loại trái cây này lại rất cao nên nếu thành công trong việc canh tác, bạn có thể thu về những giá trị lớn về mặt kinh tế. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về cây dâu tây cũng như phương pháp trồng chúng trong nhà màng này.
Xem thêm: nhà màng trồng hoa, nhà màng trồng cà chua
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)