Nhóm hàng thường mua
Cây giống nhãn xuồng tím
Sản phẩm cùng mục
Cây giống nhãn xuồng tím: Cách trồng và chăm sóc nhãn xuồng tím
- Thông tin sản phẩm
Cây giống nhãn xuồng tím: Cách trồng và chăm sóc nhãn xuồng tím
Đặc điểm của nhãn xuồng tím
Vỏ màu tím: Điều đặc biệt nhất của nhãn xuồng tím là màu sắc của vỏ trái. Thay vì màu vàng nhạt hoặc nâu như nhãn truyền thống, vỏ của nhãn xuồng có màu tím đậm, bắt mắt và khác biệt.
Thịt nhãn dày và thơm: Nhãn xuồng tím có lớp thịt dày, màu trắng ngà và hương thơm đặc trưng, vị ngọt đậm đà hơn so với nhãn thường.
Hạt nhỏ: Một trong những ưu điểm lớn của nhãn xuồng tím là hạt nhỏ, nhiều thịt, do đó khi ăn, người dùng sẽ cảm nhận được sự thơm ngon, ngọt thanh rất đặc trưng.
Cây sinh trưởng tốt: Cây nhãn xuồng tím thích nghi tốt với nhiều điều kiện thời tiết, dễ trồng và chăm sóc. Loại cây này có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, cho năng suất ổn định, phù hợp với khí hậu ở miền Tây Nam Bộ.
Cách trồng và chăm sóc nhãn xuồng tím
Chuẩn bị đất trồng và mật độ trồng nhãn xuồng tím
Đất trồng: đất cát, cát pha, đất giồng, đất cồn, đất phù sa ven sông,…pH đất: 5.5 – 7.
Mật độ: 30 - 35cây/1.000m2.
Hàng x hàng:6m x 6m
Cây x cây: 5 - 6m
Hố: 60 x 60 x 60cm.
Tưới nước nhãn xuồng tím
Sau khi trồng, tưới 2 ngày/lần. Sau đó giảm dần, tùy tình hình của cây.
Khi cây đang được xử lý ra hoa, thì bắt đầu ngưng tưới nước (nếu cây có triệu chứng thiếu nước thì có thể tưới nhẹ)
Khi cây bắt đầu nhú hoa đến giai đoạn cho trái và sau thu hoạch: cần cung cấp đủ nước cho cây.
Nhãn là cây ưa ẩm, nhưng không chịu úng và rất nhạy cảm với tình trạng ngập úng kéo dài.
Nên tủ gốc cho cây nhãn bằng rơm rạ, nhưng phải cách xa gốc 20cm nhằm phòng nấm bên gây hại.
Phân bón nhãn xuồng tím
Bón lót: mỗi hố 10-15 kg phân chuồng hoại mục + 0,5kgphân lân + 30g nấm tricodecma (xử lý trước 15 - 20 ngày trước khi trồng cây).
Bón thúc: Sau khi trồng, cây nhãn ra đợt đọt non thứ 2 thì tiến hành bón phân.
Năm nhất: Mỗi gốc bón 37g NPK 30-9-9-TE + 50g Super lân +25g KCl.
Năm nhất cây còn nhỏ nên pha phân vào nước để tưới, phải tưới cách gốc 20-25 cm để tránh phân làm cháy rễ.
Năm 2: 50g NPK 30-9-9-TE + 60g Super lân + 37g KCl.
Năm 3: 60g NPK 30-9-9-TE + 100g Super lân + 50g KCl.
Một năm bón 4 lần, 3 tháng/lần. Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.
Năm 4 trở lên mỗi cây bón: Trước khi ra hoa nên bón 170g N + 170g K2O
Khi quả lớn 1cm: bón 170g N + 170g K2O
Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 170g K2O
Sau khi thu hoạch 1 tháng: bón 170g N + 150g Lân P2O5.
Tạo tán cây nhãn xuồng tím
Cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, ốm yếu, bị che khuất bên trong tán cây nhằm tạo cho tán cây thông thoáng, kích thích cây ra nhiều chồi mới.
Các loại sâu bệnh hại thường gặp trên nhãn xuồng tím
Bọ xít (từ đầu vụ): ngắt ổ trứng trên lá, diệt bọ xít bằng thuốc hóa học
Sâu tiện thân nhãn: dùng vôi quét lên thân cây không cho sâu đẻ trứng, dùng dao khoét thân cây và bơm Politrin hoặc Sumicidin (0,2%) vào.
Phòng trị sâu đục thân, sâu đục trái, rầy, rệp: thuốc trừ sâu sinh học TSBio + COC85 (có thể kết hợp chất bám dính Soap COCO giúp tăng hiệu quả phòng trị).
Phòng trị bệnh do nấm như sương mai, bệnh than thư, bệnh vàng lá (mùa mưa): phun COC85 (5-7 ngày/lần).
Công dụng của nhãn xuồng tím
Cung cấp dinh dưỡng: Giống như các loại nhãn khác, nhãn xuồng tím chứa nhiều vitamin C, vitamin B và các khoáng chất như sắt, kali. Nhãn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung năng lượng và cải thiện sức khỏe da.
Tốt cho tiêu hóa: Với hàm lượng chất xơ cao, nhãn xuồng tím giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón và hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.
Chống oxy hóa: Nhãn chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và giúp cơ thể trẻ trung, khỏe mạnh hơn.
Thư giãn tinh thần: Trong y học cổ truyền, nhãn có tác dụng an thần, giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ.
Tóm lại, nhãn xuồng tím không chỉ là một loại trái cây quý hiếm với hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho sức khỏe.
Từ khóa: giá nhãn xuồng tím, cây giống nhãn xuồng tím, nhãn xuồng tím ngon không, nhãn xuồng bao nhiêu 1kg, nhãn long tím, nhãn xuồng cơm vàng, tím, thanh nhãn, nhãn xuồng cơm vàng, mua giống nhãn tím ở đâu.