Tác hại của rau nhiễm hóa chất độc hại vượt mức cho phép nhẹ có thể gây ngộ độc thực phẩm, trầm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến hô hấp, gây đột biến và phát sinh ung thư.
Trước thực trạng trên Xuân Nông muốn chia sẻ cho chị em nội trợ cách phân biệt một số loại rau thông dụng có hóa chất hay không có hóa chất.
1. Rau muống:
Được xếp vào loại rau tiêu thụ nhiều nhất, rau muống có nguy cơ nhiễm nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích hay nhiễm chì. Rau muống sạch có thân rắn chắc, lá màu xanh tự nhiên. Ngược lại rau muống bẩn có dấu hiệu sau:
Những loại cây thân to hơn bình thường lá xanh đen do bón nhiều hóa chất.
Nước luộc rau để nguội chuyển sang màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa là rau không an toàn.
Rau bị nhiễm chì khi ăn thường có vị chát.
2. Mồng tơi
Rau mồng tơi an toàn có màu xanh nhưng không bóng mượt; thân hình nhỏ hơn; lá nhỏ và mỏng có thể có đốm sâu.
Ngược lại mồng tơi chứa nhiều hóa chất: Có mầu xanh lợt nhưng lá óng mướt, ngọn vươn dài, mẫm mụp, không có biểu hiện gì của sâu bệnh.
3. Rau cải
Rau cải sạch nhỏ hơn; cây nhìn cứng rắn hơn và lá có thể xuất hiện vài đốm sâu là bình thường.
Ngược lại cải chứa hóa chất: Có màu xanh ngắt; thân mập mạp, cây thẳng đều một cách bất thường và không có dấu hiệu nào của sâu bọ.
4. Giá đỗ
Giá đỗ sạch có màu trắng nhạt, thân và rễ dài, khó gãy. Ngoài ra phần mầm lá nhú ra có màu vàng hoặc màu xanh.
Còn loại giá có ngậm hóa chất: Sẽ cho màu trắng tinh, mập và ít rễ, Với loại này thì 2 hạt mầm luôn đóng chặt với nhau. Khi xào nước ra màu đục.
5. Mướp đắng
Mướp đắng sạch cho trái nhỏ hơn quả dài và có nhiều gân nhỏ li ti.
Ngược lại mướp đắng chứa chất kích thích sinh trưởng: Sẽ cho trái to hơn có màu xanh đậm, da láng bóng.
6. Súp lơ
Súp lơ sạch thường ra hoa ít đồng đều và sần sùi. Ngượi lại thì Súp lơ chứa nhiều hóa chất sẽ cho ra những bông rất đều nhau; ngoài ra cuống của chúng có màu xanh đạm hơn nhiều so với sup lơ thường.
7. Cà rốt
Củ cải nhiễm hóa chất: Có màu đỏ tươi đậm, đầu thường bị đen do để lâu và được ngâm hóa chất. Hình dạng rất to đều củ; không có cuống hay rễ.
8. Bắp cải
Bắp cải hóa chất thường có kích thước nhỏ gọn hơn bắp cải thường, lá bên ngoài màu xanh đậm, lá cuộn không chặt và dễ bóc.
9. Dưa chuột
Khi chọn mua dưa chuột nên chọn quả đều màu, cầm chắc tay, không có vết thâm hay màu ố vàng.
Dưa chuột có chứa nhiều chất hóa học có biểu hiện:
- Luôn có màu xanh đậm bắt mắt; Quả đều, thon và bóng bẩy; Có thể có những vết ố vàng.
- Loại trừ những quá dưa phình ra có thể do chứa nhiều hóa chất nhất.
- Khi ăn thường sẽ rất nhạt, không có vị thanh mát và ngọt như dưa sạch, đôi khi còn ngửi thấy mùi hắc khó chịu
- Ngoài ra, dưa leo có chất kích thích còn mềm và dễ nát
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Trụ sở chính: 1484 khu vực Bình Dương B, đường Bùi Hữu Nghĩa, P. Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)