Hạt giống măng tây

logo xuannong

Hạt giống măng tây

Lượt xem : 2568
Tình trạng đơn hàng: Còn hàng
Tình trạng sản phẩm: Sản phẩm mới
35.000 đ

Hỗ trợ mua hàng

0889.008.222

Mở cửa từ 08:00 - 19:00

Hạt giống măng tây - Kỹ thuật trồng măng tây

  • Thông tin sản phẩm

1. Chọn hạt giống măng tây:

Chọn những hạt giống măng tây chất lượng từ nguồn đáng tin cậy hoặc các cửa hàng chuyên về giống cây. Đảm bảo hạt giống không bị hư hỏng hoặc mục nát.

2. Ngâm và ủ hạt giống măng tây:

Ngâm hạt:

Hạt giống măng tây lớn và có vỏ rất dày, vì vậy trước khi tiến hành ngâm ủ hạt măng tây thì cần mang hạt giống đem phơi nắng chiều từ 2 – 3 giờ cho hạt khô để tăng cường khả năng hút nước khi ngâm hạt. Sau đó xả bằng nước lạnh, chà xát hạt để rửa sạch bụi bẩn và loại bỏ những hạt hư lép.

Ngâm hạt giống măng tây vào nước ấm khoảng 40 – 45°C từ 15 – 20 giờ. Chú ý cách 4 tiếng nên thay nước ấm một lần. Sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch.

Ủ hạt:

Sau khi ngâm hạt xong thì tiến hành ủ hạt. Có hai cách ủ hạt dành cho người trồng với diện tích lớn và người trồng tại nhà.

Nếu ủ hạt với số lượng ít trồng tại nhà:

Chỉ cần ủ hạt trong khăn ẩm tối màu nhiệt độ 30 – 40°C trong vòng 1 tuần. Chú ý đặt khăn ủ vào khay nhựa để ở nơi kín gió và ánh sáng, cách 12 tiếng phun nước ấm cho khăn 1 lần.

Sau 9 – 12 ngày đem ươm vào bầu đất.

 

hat giong mang tay

 

 

3. Chuẩn bị đất trồng măng tây:

Đất trồng măng tây nên được chuẩn bị trước khi gieo giống. Đất nên giàu dinh dưỡng, có độ thoát nước tốt và pH từ 5,5 đến 6,5. Bạn có thể bổ sung phân hữu cơ hoặc phân bón hòa tan để cải thiện chất lượng đất.

4. Gieo giống và trồng măng tây: 

Ươm măng tây 

Thời gian ươm hạt giống măng có thể mất thời gian từ 2 – 3 tháng, đây là bước quan trọng trong khâu trồng măng tây. Vì vậy khi ươm hạt giống cây thì mọi người nên ươm trong bầu đất, tránh ươm trực tiếp trên đất ruộng sẽ rất dễ bị sâu bệnh, nấm, côn trùng tấn công phá hoại hạt giống. Sử dụng những túi nilon tối màu có khả năng tự phân hủy được bán trên trị trường.

Tiến hành ươm hạt giống với các bước sau:

B1: Cho lượng đất đã xử lý vào các bầu ươm. Tưới phun một ít nước tạo độ ẩm cho đất.

B2: Dùng ngón tay ấn xuống bầu đất tạo lỗ sâu khoảng 1 -2cm.

B3: Cẩn thận đặt từng hạt măng tây đã nứt nanh xuống lỗ rồi lấp nhẹ bằng một lớp mỏng tro trấu mục hoặc đất tơi xốp lên trên hạt. Tưới phun nhẹ nước lên toàn bộ bầu ươm.

Lưu ý: Các bầu ươm phải đục lỗ ở đáy bầu để giúp thoát nước và sau khi ươm xong thì cần phải đặt bầu ươm ở nơi có đủ ánh nắng để kích thích hạt nảy mầm.

Trồng măng tây

Đào các hố đất với chiều sâu và rộng khoảng 20 – 30cm, khoảng cách mỗi hố cách nhau 40 – 50cm và mỗi hàng cách nhau 1 – 1,5m.

Nhấc nhẹ các bầu cây, cẩn thận rạch bỏ túi nilon rồi vùi kín xuống hố đất, dùng đất hai bên luống đôn cho chặt gốc. Phủ một lớp đất, tro trấu, mùn, hoặc phân chuồng ủ hoại xung quanh gốc đôn cao khoảng 5cm để bảo vệ và giữ cây măng đứng thẳng. Chú ý nên trồng vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt.

 

choi mang tay

 

5. Tưới nước cho măng tây:

Vào mùa nắng thì có thể tưới ngày 2 – 3 lần, chú ý tránh tưới nước cho cây vào sau 5h chiều để tránh làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú, có thể phủ rơm rạ, tro trấu hoặc sơ dừa để giữ ẩm. Tuy nhiên vào mùa mưa thì cần phải chú ý làm rãnh thoát nước tốt, kiểm tra mực nước tưới tuyệt đối không được để đất bị ngập úng, nếu không cây măng sẽ bị thối rễ và chết gốc.

Luôn giữ cây đứng thẳng để cây lấy được ánh nắng toàn phần tạo điều kiện tốt cho bộ lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi dưỡng cây và bộ rễ.

 

mang tay

 

 6. Bón phân cho măng tây:

Sau khi trồng được 15 – 20 ngày thì tiến hành bón thúc lần 1 bằng phân phức hợp NPK đầu trâu 15-15-15 pha với tưới vào gốc cây. Tiến hành vun đất nhẹ cho gốc cây để bảo vệ rễ.

Tiếp tục bón thúc phân NPK 16-16-8 kết hợp với một trong các loại phân bón vi sinh như WEHG, GA3 hoặc Agrostim theo định kỳ cứ cách 10 – 15 ngày một lần cho đến khi thời điểm cách thu hoạch nữa tháng.

7. Quản lý sâu bệnh giống măng tây:

Theo dõi cây măng tây để phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu bệnh. Sử dụng các phương pháp quản lý hữu cơ như sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên, lưới che và thu hút kẻ thù tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh.

8. Thu hoạch đúng cách giống măng tây:

Măng tây sau khi trồng từ 6 – 9 tháng sẽ cho thu hoạch măng tơ, khi các cây măng con đạt chiều cao từ 20 – 30cm thì tiến hành thu hoạch măng. Chú ý thu hoạch măng vào buổi sáng sớm từ 4h – 9h sáng. Cây măng sau khi được thu hoạch thì phải phải đem ngay vào nơi thoáng mát, tránh không để tiếp xúc với ánh nắng.

Các loại bệnh thường gặp và cách khắc phục khi trồng hạt giống măng tây

Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt, khô thân khô cành là một vấn đề phổ biến gặp phải khi trồng cây măng tây. Biểu hiện của bệnh này là thân và cành cây măng bị xuất hiện đốm và khô héo. Để phòng trừ bệnh này, có thể sử dụng các loại thuốc chứa thành phần Mancozeb + Metalaxyl, Carbendazim + Zineb, Propineb + Kasugamycin, Fosetyl Aluminium + Sunfur.

Bệnh thối nhũn mầm măng

Bệnh thối nhũn mầm măng do vi khuẩn là một bệnh gây ra sự thối nhũn của mầm măng. Để điều trị bệnh này, có thể sử dụng kết hợp hai loại thuốc chứa thành phần Oxychloride + Streptomycin hoặc Fthalide + Kasugamycin. Bên cạnh đó, có thể sử dụng vôi bột để khử trùng và bón phân cho cây để giúp cây phát triển tốt.

 

Bệnh thối nhũn mầm măng

 

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư là một bệnh gây ra sự xuất hiện của các đốm vàng hoặc nâu trên thân cây măng. Để điều trị, có thể sử dụng các loại thuốc chứa thành phần Azoxystrobin, Propiconazole, Tebuconazole.

Bệnh nứt thân măng tây

Bệnh nứt thân măng tây là bệnh gây ra nhiều vết rạn nứt dài trên thân cây măng. Để điều trị, có thể sử dụng các loại thuốc chứa thành phần Propiconazole, Difenoconazole, Hexaconazole.

Các món ăn ngon từ măng tây

Măng tây xào thịt bò

Măng tây xào thịt bò là một món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng khi kết hợp giữa thịt bò giàu chất dinh dưỡng và măng tây. Việc thực hiện món ăn này cũng rất đơn giản. Thịt bò được xào mềm vừa, không bị dai, thấm đều gia vị và hòa quyện với măng tây giòn giòn.

Măng tây xào tôm Măng tây xào tôm là một món ăn đơn giản nhưng ngon miệng. Sự kết hợp hoàn hảo giữa tôm mềm ngọt và măng tây giòn giòn cùng với hương vị nhẹ nhàng của ớt chuông tạo nên một món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Món này không chỉ ngon mà còn đẹp mắt với màu sắc tươi sáng.

Súp măng tây Súp măng tây có màu xanh đẹp mắt, với sự kết hợp mềm mịn và vị ngọt béo của bơ, sữa, hòa quyện với hương thơm đặc trưng của măng tây và cần tây. Đây là một món súp thơm ngon và lạ miệng, cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 

Súp măng tây

 

Măng tây nướng Măng tây nướng có thể không đặc sắc nhưng thực tế lại rất ngon. Sự kết hợp giữa măng tây mềm dẻo, các nguyên liệu đơn giản và các gia vị thông dụng tạo nên một món ăn thơm ngon và khó cưỡng. Bạn có thể xem bài viết về măng tây nướng tỏi và nướng phô mai dưới đây để tìm hiểu thêm về cách thực hiện món ăn này.

Xem thêm

Phân bón kích rễ

Dụng cụ nông nghiệp

Vật tư trồng rau

Từ khóa:

Món ăn từ măng tây, Cách chế biến măng tây, Giá măng tây, Tác hại của măng tây, Cách trồng măng tây, Mua măng tây, Tác dụng của măng tây với nam giới, Lá cây măng tây, Hạt giống Cần Thơ, Hạt giống Nông Nghiệp, Cây giống Cần Thơ, Cửa hàng hạt giống gần đây, Hạt giống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm đã xem

Danh mục sản phẩm

he-thongcuahang

 

 

CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

  • GCNĐKKD: 57B8010726
  • Ngày cấp : 6/05/2022
  • Nơi cấp: UBND Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
  • Được hỗ trợ bởi: CTY TNHH ĐT&PTNN XUÂN NÔNG
  • 352C Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ( Siêu thị)
  • 1484 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ ( Xưởng cơ khí)
  •  0889008222
  • ( Cuộc gọi được ghi âm để phục vụ tốt hơn)
  • [email protected]
  •     Giờ mở cửa : 8:00 - 19:00

Vận chuyển & thanh toán

Chứng nhận