Hạt giống ngô bao tử

logo xuannong

Hạt giống ngô bao tử

Lượt xem : 1912
Tình trạng đơn hàng: Còn hàng
Tình trạng sản phẩm: Sản phẩm mới
25.000 đ

Hỗ trợ mua hàng

0889.008.222

Mở cửa từ 08:00 - 19:00

Hạt ngô bao tử là loại hạt ngô được thu hoạch khi bắp ngô còn non và có kích thước nhỏ. Loại ngô này thường được sử dụng khi còn nguyên bắp (không tách hạt) được dùng như một loại rau bình thường chúng ta hay ăn, có thể ăn sống hoặc nấu chín.

HẠT GIỐNG NGÔ BAO TỬ - CÁCH TRỒNG NGÔ BAO TỬ

  • Thông tin sản phẩm

Hạt ngô bao tử là loại hạt ngô được thu hoạch khi bắp ngô còn non và có kích thước nhỏ. Loại ngô này thường được sử dụng khi còn nguyên bắp (không tách hạt) được dùng như một loại rau bình thường chúng ta hay ăn, có thể ăn sống hoặc nấu chín. 

 

cach-trong-ngo-bao-tu

 

Cách trồng hạt giống ngô bao tử

1. Chọn hạt giống ngô bao tử

Chọn mua hạt giống ở những cửa hàng uy tín, cách làm này sẽ đảm bảo cho chúng ta được về phần chất lượng của hạt giống hơn. Lựa chọn hạt to mẩy và đều đặn, nên để ý không chọn những hạt bị sứt mẻ hay nấm mốc. Nên chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu nơi trồng, nơi sống.

2. Ngâm và ủ hạt giống ngô bao tử

Ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 25-30°C) từ 4-6 tiếng. Vớt ra, ủ trong khăn ẩm ở nhiệt độ 25-30°C cho đến khi nứt nanh.

3. Chuẩn bị đất để trồng ngô bao tử  

Có thể trộn thêm phân chuồng hoai mục và xơ dừa để tăng độ tơi xốp đây là một trong những cách góp phần tăng thêm sự phát triển của cây. Bón lót trước khi gieo trồng bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân NPK để bón cho để dưa lưới nhanh phát triển và sai quả hơn.

4. Gieo giống và trồng ngô bao tử

Hố trồng cách nhau khoảng chừng 60-70cm là vừa, chúng ta nên gieo 2-3 hạt/hố như vậy sẽ đảm bảo hố nào cũng có hạt lên. Sau khi cây con mọc lên, chúng ta để ý coi cây nào phát triển tốt thì để lại, tỉa bớt cây yếu đi, mỗi chậu chỉ để lại 1 cây khỏe mạnh nhất.

5. Tưới nước cho ngô bao tử

Tưới nước cũng là một trong những vấn đề cần lưu ý, cần tưới đúng cách để giữ cho đất luôn ẩm. Lượng nưới tưới cần phù hợp và nên thay đổi, tưới nhiều nước vào giai đoạn cây con và ra hoa, quả.

 

cach-trong-ngo- bao-tu

 

6. Bón phân cho ngô bao tử

Bón thúc 2-3 lần sau khi cây bén rễ và nên bón phân ngay sau khi cây ra hoa. Sử dụng phân chuồng hoai mục, phân NPK hoặc phân bón lá để tiến hành bón cho ngô bao tử.

7. Quản lý sâu bệnh trên ngô bao tử

Sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học, tuy nhiên để đảm bảo có được sản phẩm sạch an toàn thì chúng ta nên tránh lạm sử dụng thuốc hóa học. Một số loại sâu bệnh thường hay gặp phải như: rệp, nhện đỏ, sâu đục thân và bệnh sương mai hay bệnh phấn trắng.

8. Thu hoạch đúng cách ngô bao tử

Thời điểm thu hoạch: Ngô bao tử có thể thu hoạch sau 40 - 75 ngày gieo trồng, tùy thuộc vào giống và điều kiện thời tiết.

Dấu hiệu cho thấy ngô bao tử đã sẵn sàng thu hoạch: Râu ngô (lông mọc ở đầu bắp) chuyển sang màu nâu và khô héo. Hạt ngô căng mọng, bóng và đều đặn. Vỏ ngô (lớp lá bao quanh bắp) chuyển sang màu xanh đậm và bóng.

Cách thu hoạch: Dùng dao sắc hoặc kéo cắt cẩn thận từng bắp ngô. Tránh làm rách hoặc dập nát bắp ngô.

Các loại sâu bệnh thường gặp trên ngô bao tử

Các loại sâu bệnh

Bệnh lùn sọc đen: Do virus gây ra, lây truyền qua rầy lưng trắng. u chứng: cây lùn, lá sọc đen, bắp nhỏ, hạt lép. Biện pháp phòng trừ: sử dụng giống chống bệnh, luân canh cây trồng, diệt rầy.

Bệnh khô vằn: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra làm ảnh hưởng đến dự phát triển của cây Triệu chứng: thân, lá, bắp bị thối, có màu nâu, xuất hiện các đốm đen.Biện pháp phòng trừ: luân canh cây trồng, sử dụng giống chống bệnh, bón phân cân đối, tiêu úng.

Bệnh đốm lá: Do nấm gây ra.Triệu chứng: trên lá xuất hiện các đốm nâu, vàng, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Biện pháp phòng trừ: sử dụng giống chống bệnh, luân canh cây trồng, phun thuốc bảo vệ thực vật.

Các phòng trừ:

Sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học như: Dùng bẫy dính rệp hay có một biện pháp nữa là chúng ta nên dùng nấm xanh Trichoderma- một lựa chọn cũng rất , Dùng dung dịch tỏi ớt và Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết nhưng nên chú ý theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nhé các nhà vườn.

Các món ăn được chế biến từ ngô bao tử 

Ngô bao tử luộc: Đây là cách đơn giản nhất để thưởng thức ngô bao tử. Chỉ cần luộc bắp ngô trong nước sôi khoảng 5 phút cho đến khi chín mềm.

Ngô bao tử xào: Ngô bao tử xào là một món ăn ngon và dễ làm. Chỉ cần xào bắp ngô với một ít dầu ăn, hành tây, ớt chuông và gia vị yêu thích của bạn.

Ngô bao tử nướng: Ngô bao tử nướng là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Chỉ cần quét bắp ngô với dầu ăn và nướng trên vỉ nướng cho đến khi chín vàng.

 

cach-mon-ngo-bao -tu

 

 

Ngoài những món ăn trên, bạn có thể sử dụng ngô bao tử để chế biến thành nhiều món ăn ngon khác như:

Ngô bao tử tẩm bột chiên giòn: Món ăn vặt ngon miệng và hấp dẫn.

Ngô bao tử xào tim heo: Món xào thơm ngon và bổ dưỡng.

Ngô bao tử nấu canh gà: Món canh thanh ngọt và bổ dưỡng.

 

cac-mon-an-ngo-bao-tu

 

Ngô bao tử làm sữa ngô: Món thức uống ngon miệng và bổ dưỡng

Ngô bao tử là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng có thể được thưởng thức theo nhiều cách khác nhau. Hãy thử trồng ngô bao tử trong vườn của riêng bạn hoặc tìm mua tại chợ địa phương của bạn.

Từ khóa: Ngô bao tử Là gì, Canh ngô bao tử, Cách xào ngô bao tử thịt lợn, Ngô bao tử bao nhiêu calo, Ngô bao tử xào tỏi, Tác dụng của ngô bao tử, Ngô bao tử xào thập cẩm, Ngô bao tử xào thịt bò.

Sản phẩm đã xem

Danh mục sản phẩm

he-thongcuahang

 

 

CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

  • GCNĐKKD: 57B8010726
  • Ngày cấp : 6/05/2022
  • Nơi cấp: UBND Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
  • Được hỗ trợ bởi: CTY TNHH ĐT&PTNN XUÂN NÔNG
  • 352C Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ( Siêu thị)
  • 1484 đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ ( Xưởng cơ khí)
  •  0889008222
  • ( Cuộc gọi được ghi âm để phục vụ tốt hơn)
  • [email protected]
  •     Giờ mở cửa : 8:00 - 19:00

Vận chuyển & thanh toán

Chứng nhận