Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông dân và mau thu lại hiệu quả. Nghề trồng nấm đã thực sự phát triển và trở thành nguồn thu chính cho nhiều hộ nông dân, tuy nhiên việc trồng nấm rơm theo phương pháp truyền thống dễ bi rũi ro do sâu bệnh tấn công, và thời tiết thay đổi thất thường sẽ làm ảnh hưỡng đến chất lượng, năng suất. Nhằm khắc phục những nhược điểm đó, những năm gần đây nhiều Bà con đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm dạng trụ đứng trong nhà kính.
1. Nhà kính trồng nấm rơm
Nhà kính trồng nấm rơm
Nhà kính trồng nấm rơm có khung sườn làm bằng sắt, mái lợp bằng màng PE, nền tráng xi măng hoặc phủ vải địa, phần vách nhà kính được bao xung quanh bằng màng PE.
Ví dụ với nhà kính diện tích 90m2 sẽ bố trí được khoảng 132 trụ, chiều cao trụ khoảng 1,2m, mỗi vụ chất khoảng 400 chai meo. Rơm nguyên liệu để trồng nấm trong nhà vẫn xử lý như kiểu trồng truyền thống.
Xem thêm: Nhà màng trồng nấm
2. Ưu điểm trồng nấm rơm trong nhà kính
Trồng nấm rơm trong nhà kính, nhà màng
- Nếu trước đây, việc ủ nấm rơm ngoài môi trường, người nông dân khó kiểm soát được nắng, mưa. Khi thời tiết không thuận lợi thì năng suất nấm sẽ thấp, còn khi đưa vào trong nhà kính có thể điều khiển được nhiệt độ, ẩm độ,… tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, năng suất cao.
Xử lý rơm trước khi trồng
- Khi trồng trong nhà kính, cây nấm đẹp hơn, ăn ngon hơn so với nấm trồng theo cách truyền thống.
- Do được trồng trong nhà kính, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên nấm làm ra đạt chất lượng và được thị trường rất ưa chuộng.
Trồng nấm rơm dạng trụ trong nhà kính
- Trồng nấm rơm dạng trụ trong nhà kính dễ chăm sóc, dễ thu hoạch, thuận lợi trong khâu vệ sinh, chất lượng sản phẩm nấm rơm dạng trụ tốt hơn theo kiểu trồng ngoài trời, đặc biệt người trồng chủ động được từ sản xuất đến tiêu thụ.
- Ngoài ra, cái hay của mô hình này là trên cùng đơn vị diện tích có thể làm nhiều tầng để ủ rơm, góp phần tăng năng suất so với ở ngoài, từ đó hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Trồng nấm rơm trong nhà kính cũng giúp tiết kiệm công chăm sóc. Tuy nhiên, Bà con đang có ý định để phát triển theo mô hình này cần tính toán chi phí ban đầu xây dựng được một nhà trồng nấm đạt tiêu chuẩn và đầu tư máy móc.
- Bà con cần lưu ý trồng nấm khâu vệ sinh là quan trọng nhất, các trụ nên thiết kế có đế đở, có thể di chuyển được, không cố định một chổ. Khi kết thúc vụ nấm, sẽ dễ dàng đem các trụ ra ngoài, để làm vệ sinh hạn nhằm chế mầm bệnh tấn công cho nấm.
Xem thêm: Chi phí làm nhà lưới 100m2
Với những thông tin trên Xuân Nông hy vọng đã giúp Bà con hiểu rõ hơn về mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính. Bà con có nhu cầu lắp đặt nhà kính, nhà lưới, nhà màng…hãy liên hệ Xuân Nông để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất ạ!
Xem thêm: nhà kính phơi sấy nông sản, nhà kính phơi phần hữu cơ, nhà màng trồng dưa leo, nhà lưới giá rẻ, dụng cụ nông nghiệp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG
Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)